vào
Tiếng Việt Sửa đổi
Cách phát âm Sửa đổi
Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
va̤ːw˨˩ | jaːw˧˧ | jaːw˨˩ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
vaːw˧˧ |
Chữ Nôm Sửa đổi
(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Từ nguyên Sửa đổi
Từ tiếng Việt trung cổ ꞗĕào.
Động từ Sửa đổi
vào
- Di chuyển đến một vị trí ở phía trong, ở nơi hẹp hơn, hoặc ở phía nam trong phạm vi nước Việt Nam.
- Bắt đầu trở thành người ở trong một tổ chức nào đó.
- Bắt đầu tiến hành, tham gia một loại hoạt động nào đó, hoặc (kết hợp hạn chế) bước sang một đơn vị thời gian mới.
- Tỏ ra đã theo đúng, không ra ngoài các quy định.
- Vào quy củ.
- Vào khuôn phép.
- Công việc đã vào nền nếp.
- (Dùng trước danh từ, trong một vài tổ hợp làm phần phụ của câu) Ở trong khoảng thời gian xác định đại khái nào đó.
- Thuộc một loại nào đó trong một hệ thống phân loại, đánh giá đại khái.
- (Học tập?) Thu nhận được, tiếp thu được.
- (Bóng đá?) Đá quả bóng vào khung thành của đội đối phương.
- Sút! Vào! (bình luận viên)
Đồng nghĩa Sửa đổi
- vô (phương ngữ Nam bộ; phương ngữ Trung bộ)
Giới từ Sửa đổi
vào
- Từ biểu thị sự vật hoặc điều sắp nêu ra là cái hướng tới, cái làm căn cứ cho hoạt động, cho điều vừa nói đến.
Phó từ Sửa đổi
vào
- (Khẩu ngữ; dùng ở cuối câu hoặc cuối phân câu) Từ biểu thị ý yêu cầu người đối thoại hãy làm việc gì đó với mức độ cao hơn, nhiều hơn.
- (Khẩu ngữ; thường dùng sau lắm hay nhiều, ở cuối câu hoặc cuối phân câu). Từ biểu thị ý phê phán, chê trách về một việc làm thái quá, với hàm ý dẫn đến hậu quả không hay là dĩ nhiên.
Tham khảo Sửa đổi
- "vào". Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)