Tiếng Việt

sửa
 
Wikipedia tiếng Việt có bài viết về:

Cách phát âm

sửa
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ɗaː˧˥ɗa̰ː˩˧ɗaː˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ɗaː˩˩ɗa̰ː˩˧

Chữ Nôm

sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự

sửa

Danh từ

sửa
 
Tảng đá.
 
Khay nước đá.

đá

  1. Chất rắn cấu tạo nên vỏ Trái Đất, thường thành từng tảng, từng hòn.
    Dãy núi đá.
    Tảng đá nằm chắn ngang dòng suối.
  2. (Khẩu ngữ) Nước đá (nói tắt).
    Cà phê đá.
    Nước chanh đá.
    • 2018, Thế Phương, Tại sao thai phụ thích ăn nước đá?], Báo Thanh Niên[1]:
      Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ thèm ăn chua, mê đồ ngọt, song cũng có nhiều người thích nhai đá lạnh.
  3. (Khẩu ngữ, từ lóng) Ma tuý đá (nói tắt)
    Chơi đá.
    Ngáo đá.
    Lời thì thầm của đá.

Từ dẫn xuất

sửa

Dịch

sửa

Tính từ

sửa

đá

  1. (Khẩu ngữ) Keo kiệt, bủn xỉn quá mức.
    Ông ấy đá lắm, không cho ai cái gì bao giờ.

Động từ

sửa
 
Đá bóng.

đá

  1. Đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm cho bị tổn thương hoặc cho văng ra xa.
    Tung một cú đá vào mạng sườn.
    Đá cầu.
  2. (Phương ngữ) Nói một số động vật cùng loại chọi nhau.
    Chơi đá dế.
    đá nhau.
  3. (Thông tục) Cắt đứt quan hệ yêu đương một cách ít nhiều thô bạo.
    Bị người yêu đá.
  4. (Khẩu ngữ) Xen lẫn vào cái có tính chất hoặc nội dung ít nhiều xa lạ (thường về cách nói năng).
    Đang nói tiếng Việt, chốc chốc lại đá vào một câu tiếng Anh.
    Lối ăn mặc đá tỉnh đá quê.

Từ dẫn xuất

sửa

Dịch

sửa

Tham khảo

sửa
  • Đá, Soha Tra Từ[2], Hà Nội: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam
  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)

Tiếng Tày

sửa

Cách phát âm

sửa

Động từ

sửa

đá

  1. chửi, mắng.
    Bấu đảy tò đá căn
    không được chửi nhau.

Tham khảo

sửa
  • Lương Bèn (2011) Từ điển Tày-Việt[[3][4]] (bằng tiếng Việt), Thái Nguyên: Nhà Xuất bản Đại học Thái Nguyên