Tiếng Việt sửa

 
Wikipedia tiếng Việt có bài viết về:

Cách viết khác sửa

  • (Trung Bộ, Nam Bộ, cũ hoặc lỗi thời) huê
  • (một số phương ngữ nhỏ miền Trung) ba

Từ nguyên sửa

Âm Hán-Việt của chữ Hán (hoa).

Dạng ba được chứng thực trong một số phương ngữ miền Trung, đáng chú ý nhất là tên địa danh Đông Ba.[1]

Cách phát âm sửa

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
hwaː˧˧hwaː˧˥hwaː˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
hwa˧˥hwa˧˥˧
  • (tập tin)

Phiên âm Hán–Việt sửa

Chữ Nôm sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự sửa

Danh từ sửa

 
Các loài hoa khác nhau.

(loại từ bông, đoá) hoa

  1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắchương thơm.
    Đồng nghĩa: bông (miền Trung, miền Nam)
    Vườn hoa.
    Hoa cỏ.
    Đẹp như hoa.

hoa

  1. Vật có hình tựa bông hoa.
    Hoa lửa.
    Pháo hoa.
  2. Dạng nói tắt của hoa tai.
  3. Đơn vị đo khối lượng 1/10 lạng.
  4. Hình hoa trang trí.
    Đĩa hoa.
    Đá hoa cương.
  5. Dáng chữ đặc biệt lớn hơn chữ thường (ở đầu câu, đầu danh từ riêng).
    Viết hoa.
    Chữ A hoa.

(loại từ cái) hoa

  1. Hòn dái đã luộc, theo cách gọi kiêng tránh.
    • 2014, “Mình ơi! Anh hết tiền!”, bau.vn[1], bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2023:
      Nàng thích chành chọe với người lớn, đòi gặm đùi, cánh, đầu, xương ức và đặc biệt là món “hoa gà”. [] Thấy nàng nhìn mấy đứa cháu tranh nhau chén cái “hoa gà” với tâm trạng ấm ức mà anh phì cười.

Từ dẫn xuất sửa

Ghi chú sử dụng sửa

  • Cách gọi tên các loài hoa trong tiếng Việt: Chữ hoa + tên của loại thực vật tương ứng. Ví dụ: hoa hồng, hoa huệ, hoa lựu, hoa sen, hoa sói, hoa trà, hoa phăng xê, v.v...

Dịch sửa

Động từ sửa

hoa

  1. Khoa (tay chân).
    Hoa chân múa tay.

Tính từ sửa

hoa

  1. Có trạng thái tối xẩm, quáng loá cả mắt, do mệt mỏi hoặc mắt bị kích thích mạnh.
    Hoa mắt chóng mặt.
    Nhìn hoa cả mắt.

Tham khảo sửa

  1. Trần Ngọc Bảo (2017). "Từ Điển Phương Ngữ Huế".