Tiếng Việt

sửa
 
Wikipedia tiếng Việt có bài viết về:

Từ nguyên

sửa
  • (Dụng cụ xào nấu) Bắt nguồn từ chữ Hán . Chữ này có hai âm: “đang” và “sanh”. Với âm “đang”, nó là từ tượng thanh chỉ tiếng kêu leng keng, loảng xoảng của kim khí. Với âm “sanh”, nó có nghĩa là cái xanh, cái chõ có chân.[1]
  • (Màu sắc) Bắt nguồn từ chữ Hán (“HV: thanh’’).

Cách phát âm

sửa
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
sajŋ˧˧san˧˥san˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
sajŋ˧˥sajŋ˧˥˧

Từ đồng âm

sửa

Chữ Nôm

sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Danh từ

sửa

xanh

  1. Dụng cụ dùng trong bếp để xào nấu, bằng đồng, thành đứng, có hai quai.
    • 1938, Nguyên Hồng, Hàng cơm đêm[1]:
      Xuống bếp, Vịnh đổ mỡ vào xanh.
    • Ca dao Việt Nam:
      Còn thừa mua cái bình vôi,
      Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn.
  2. (Từ cũ; văn chương) Trời, ông trời.
  3. (khẩu ngữ) Miền rừng núi, dùng để chỉ khu căn cứ cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
    Cả nhà đã lên xanh.

Đồng nghĩa

sửa

Từ dẫn xuất

sửa

Tính từ

sửa
 
Cánh đồng lúa màu xanh.
 
Bầu trời và biển màu xanh.

xanh

  1. Từ chỉ màu sắc, không phân biệt giữa hai màu lụclam.
    Áo màu xanh.
    1. màu như màu lá cây.
      • Ca dao Việt Nam:
        Cây xanh thì lá cũng xanh,
        Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
      • 1950, Hoàng Việt, Lá xanh:
        Lá còn xanh như anh đang còn trẻ.
    2. Có màu như màu nước biển hay da trời không vẩn mây.
      Bầu trời xanh thẳm.
      • 1889, Trương Minh Ký, Như Tây nhựt trình[3]:
        Trời xanh kệch, biển lặn trang,
        Xa trông cá nược ước bằng cá bông.
  2. Từ chỉ nước da:
    1. Mét, tái, màu da của người bệnh.
      Mới ốm dậy, da còn xanh.
    2. Da mặt của người đang sợ, đang khiếp.
      Sợ xanh mặt.
  3. Nói hoa quả chưa chín.
    Quả vẫn còn xanh.
    Không nên ăn ổi xanh.
    • 1941, Nam Cao, Chí Phèo[4]:
      Lúc đi đường, hắn đã vặn được ở nhà nào đó bốn quả chuối xanh, và bốc của cô hàng xén một dúm con muối trắng.
  4. (văn học) Nói người hay tuổi đời còn trẻ.
    Tuổi xanh.

Ghi chú sử dụng

sửa
  • Từ “xanh” khi đứng riêng có nghĩa khá mơ hồ, có thể dùng để miêu tả nhiều dải màu khác nhau, do đó cần dựa vào ngữ cảnh cụ thể để xác định màu sắc được nói đến.

Đồng nghĩa

sửa

Trái nghĩa

sửa
  • (Hoa quả chưa chín) chín

Từ láy

sửa

Từ dẫn xuất

sửa

Dịch

sửa

Xem thêm

sửa
Các màu sắc trong tiếng Việt · màu sắc (bố cục · chữ)
     trắng      xám      đen
             đỏ; thắm, thẫm              cam, da cam; nâu              vàng; kem
             vàng chanh              xanh, xanh lá cây, xanh lục, lục              xanh bạc hà; xanh lục đậm
             xanh lơ, hồ thủy; xanh mòng két              xanh, xanh da trời, thiên thanh              xanh, xanh dương, xanh nước biển, xanh lam, lam
             tím; chàm              tía              hồng

Tham khảo

sửa
  • Tra từ: Hệ thống từ điển chuyên ngành mở - Free Online Vietnamese dictionary, Soha Tra Từ[5], Hà Nội: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam
  • Lê Văn Đức (1970) Việt Nam tự điển[6], Sài Gòn: Nhà sách Khai Trí, tr. 1817
  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)
  1. An Chi (2013), “Xanh và xoong - Tục gõ xoong”.