cầm
Tiếng Việt Sửa đổi
Cách phát âm Sửa đổi
Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
kə̤m˨˩ | kəm˧˧ | kəm˨˩ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
kəm˧˧ |
Phiên âm Hán–Việt Sửa đổi
Các chữ Hán có phiên âm thành “cầm”
Chữ Nôm Sửa đổi
(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Từ tương tự Sửa đổi
Danh từ Sửa đổi
cầm
- Đàn cổ hình ống máng úp, có năm hoặc bảy dây tơ; thường dùng trong văn học cổ để chỉ đàn nói chung.
- Cầm, kì, thi, hoạ (đánh đàn, chơi cờ, làm thơ và vẽ, coi là bốn thú vui của người trí thức thời phong kiến).
Động từ Sửa đổi
cầm
- Giữ trong bàn tay, giữa các ngón tay.
- Cầm bút viết.
- Cầm tay nhau.
- Đưa tay nhận lấy.
- Cầm tiền mà tiêu.
- Nắm để điều khiển, chỉ huy.
- Cầm lái.
- Cầm quân đi đánh giặc.
- Cầm quyền.
- Gửi của cải cho người khác giữ lại làm tin để vay tiền.
- Cầm ruộng cho địa chủ.
- Cầm đồ.
- Coi như là chủ quan đã nắm được, biết được.
- Vụ này cầm chắc]] sẽ thu hoạch khá.
- Giữ lại một chỗ, không cho tự do hoạt động.
- Cầm chân giặc.
- Cầm tù.
- Giữ khách ở lại, không để ra về; lưu lại.
- Cầm khách ở lại.
- Làm cho ngừng chảy ra ngoài cơ thể (nói về chất đang chảy ra nhiều và ngoài ý muốn).
- Tiêm thuốc cầm máu.
- Không cầm được nước mắt.
- (Thường dùng trong câu có ý phủ định) . Nén giữ lại bên trong, không để biểu hiện ra (nói về tình cảm).
- Không sao cầm được mối thương tâm.
- Cầm lòng.
Dịch Sửa đổi
Tham khảo Sửa đổi
- "cầm". Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)