Tiếng Việt sửa

Cách phát âm sửa

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
həːj˧˧həːj˧˥həːj˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
həːj˧˥həːj˧˥˧

Chữ Nôm sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự sửa

Danh từ sửa

hơi

  1. Chấttrạng thái khí và ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn.
    Bốc hơi.
    Hơi nước.
  2. Chất khí nói chung.
    Hơi độc.
    Bóng xì hết hơi.
    Bụng đầy hơi.
  3. (Kết hợp hạn chế) Làn gió nhẹ.
    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội. Những phố dài xao xác hơi may. Người ra đi đầu không ngoảnh lại. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. (Nguyễn Đình Thi)
  4. Lượng không khí hít vào, thở ra trong một nhịp thở; thường được coi là biểu tượng của khả năng, sức lực cụ thể của con người.
    Thở một hơi thật dài.
    Đến hơi thở cuối cùng (cho đến khi chết).
    Thằng bé gào hết hơi.
  5. (Kết hợp hạn chế) Quá trình liên tục làm một việc gì từ đầu đến cuối, không nghỉ gián đoạn.
    Chạy một hơi về đến nhà. (khẩu ngữ; chạy một mạch)
    Viết một hơi cho xong. (khẩu ngữ)
    Dài hơi.
  6. (Kết hợp hạn chế) Mùi đặc trưng của một vật, một người.
    Chè đã hả hơi.
    Bé đã quen hơi mẹ.
    Đánh hơi.
  7. (Dùng hạn chế trong một vài tổ hợp) Khối lượng gia súc khi còn sống (phân biệt với khối lượng gia súc khi đã giết thịt, không kể lônglòng).
    Cân hơi 80 kg thịt hơi.

Phó từ sửa

hơi

  1. (Dùng phụ trước tính từ, một số động từ) Ở mức độ ít; một chút, một phần nào thôi.
    Đến hơi chậm.
    hơi xa.
    Hơi nheo mắt.
    Hơi một tí đã khóc. (khẩu ngữ)

Đồng nghĩa sửa

Trái nghĩa sửa

Dịch sửa

Tham khảo sửa