Tiếng Việt sửa

Cách phát âm sửa

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ʨaː˧˧tʂaː˧˥tʂaː˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
tʂaː˧˥tʂaː˧˥˧

Phiên âm Hán–Việt sửa

Chữ Nôm sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự sửa

Tính từ sửa

tra

  1. (Phương ngữ) Già.
    Ông tra bà lão.

Động từ sửa

tra

  1. Cho từng hạt giống vào chỗ đất đã cuốc xới để cho mọc mầm, lên cây.
    Tra ngô.
    Tra hạt vừng.
  2. Cho một chất nào đó vào trong một vật để tạo ra tác dụng mong muốn.
    Tra muối vào canh.
    Tra thuốc đau mắt.
    Tra dầu mỡ cho máy.
    Tra gạo vào nồi thổi cơm.
  3. Cho một vật nào đó vào cái được làm ra rất khớp để giữ chặt, ôm chặt lấy nó.
    Tra gươm vào vỏ.
    Tra mộng tủ.
    Tra cán dao.
    Tra chân vào cùm.
  4. Lắp, đính một bộ phận phụ nhưng quan trọng nào đó để một vật trở thành hoàn chỉnh.
    Tra kíp nổ.
    Áo chưa tra cổ.
  5. Truy hỏi gắt gao hoặc dọa dẫm, đánh đập nhằm buộc phải khai ra sự thật.
    Phải tra cho ra.
    Tra bắt phải khai.
  6. Tìm một số liệu, một điều cần biết nào đó trong sách chuyên dùng hoặc trong tài liệu được ghi chép, sắp xếphệ thống.
    Tra nghĩa từ trong từ điển.
    Tra thư mục.
    Tra sổ.
    Bảng tra theo vần.

Dịch sửa

Tham khảo sửa

Tiếng Ido sửa

Giới từ sửa

tra

  1. Qua, xuyên qua, suốt.
    Ni iris tra la tunelo.
    Chúng tôi đã đi qua đường hầm.

Quốc tế ngữ sửa

Giới từ sửa

tra

  1. Qua, xuyên qua, suốt.