Tiếng Việt sửa

Cách phát âm sửa

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ʨu˧˥ʨṵ˩˧ʨu˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ʨu˩˩ʨṵ˩˧

Phiên âm Hán–Việt sửa

Chữ Nôm sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự sửa

Danh từ sửa

chú

  1. Em trai của cha (có thể dùng để xưng gọi).
    Chú ruột.
    Ông chú họ.
    Sẩy cha còn chú (tục ngữ).
    Chú bảo gì cháu?
  2. Từ thiếu nhi dùng để chỉ hoặc gọi người đàn ông đáng bậc chú mình, với ý yêu mến, kính trọng.
    Cháu yêu chú bộ đội.
  3. Từ dùng để chỉ thiếu nhi với ý yêu mến, thân mật.
    Chú bé.
  4. (Dùng hạn chế trong một số tổ hợp) Từ dùng để chỉ người con trai hoặc người đàn ông trẻ tuổi.
    Chú tiểu.
    Chú rể.
  5. Từ dùng để chỉ con vật theo lối nhân cách hoá, với ý hài hước.
    Chú dế mèn.
    Con mèo mà trèo cây cau - Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà - Chú chuột đi chợ đàng xa. - Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo. (ca dao)
  6. Từ dùng trong đối thoại để gọi người đàn ông coi như bậc chú của mình với ý yêu mến, kính trọng, hoặc để người đàn ông tự xưng một cách thân mật với người coi như hàng cháu của mình.
  7. Từ người đàn ông dùng trong đối thoại để gọi em trai (hay là người phụ nữ dùng để gọi em trai chồng) đã lớn tuổi với ý coi trọng, hoặc người đàn ông dùng để gọi một cách thân mật người đàn ông khác coi như vai em của mình (gọi theo cách gọi của con mình).
  8. Thần chú (nói tắt).
    Phù thuỷ đọc chú.

Động từ sửa

chú

  1. (Kết hợp hạn chế) Niệm thần.
    Tay ấn, miệng chú.
  2. Ghi phụ thêm để làm cho .
    Chú cách đọc một từ nước ngoài.
    Chú nghĩa ở ngoài lề.

Dịch sửa

Tham khảo sửa

Tiếng Mường sửa

Danh từ sửa

chú

  1. chủ.

Tiếng Tày sửa

Cách phát âm sửa

Danh từ sửa

chú

  1. ống.

Tham khảo sửa

  • Lương Bèn (2011) Từ điển Tày-Việt[[1][2]] (bằng tiếng Việt), Thái Nguyên: Nhà Xuất bản Đại học Thái Nguyên