Wikipedia tiếng Việt có bài viết về:

Tiếng Việt

sửa

Cách phát âm

sửa
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
kïŋ˧˧kïn˧˥kɨn˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
kïŋ˧˥kïŋ˧˥˧

Chữ Nôm

sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự

sửa

Danh từ

sửa

kinh

  1. Kinh đô (nói tắt).
    Về kinh.
  2. Sách do các nhà triết học cổ Trung Quốc soạn ra.
    Kinh Thi.
    Kinh Dịch.
  3. Sách giáo lý của một tôn giáo.
    Kinh Cô-ran.
    Kinh Thánh.
  4. Từ chỉ những sách đọc khi cúng lễ.
    Kinh cúng cháo.
  5. Kinh nguyệt (nói tắt).
    Thấy kinh.
    Tắt kinh.
  6. Động kinh (nói tắt).
    Thằng bé lên kinh.
  7. (Phương ngữ) Phát âm khác của kênh, nghĩa là kênh rạch (hay kinh rạch), kênh mương.

Tính từ

sửa

kinh

  1. Từ các dân tộc thiểu sốViệt Nam dùng để chỉ đồng bào đa số hay cái gì thuộc đồng bào đa số.
    Văn học Kinh.
  2. Sợ.
    Đứt tay sâu, trông kinh quá.

Từ ghép

sửa
  • kinh bang tế thế: Chỉ tài năng quản lý, chủ yếu dành cho những danh nhân.
  • Kinh bổn: Sách về nghi thức tế lễ.
  • Kinh cụ: Chỉ sự sợ hãi (từ cũ).
  • Kinh dị: Chỉ những câu chuyện làm người đọc, người nghe cảm thấy lo sợ, hãi hùng.
  • Kinh Dịch: Quyển sách triết học cổ Trung Hoa.
  • Kinh doanh: Chỉ công việc liên quan đến sản xuất, buôn bán, dịch vụ để kiếm lãi.
  • Kinh điển: Chỉ một điều gì đó đã trở thành thông lệ, tập quán hay quy tắc.
  • Kinh đô, kinh thành: Thủ đô của một quốc gia
  • kinh độ: khái niệm xác định vị trí của một điểm trong không gian. (Địa lý, Thiên văn)
  • Kinh động: Ảnh hưởng to lớn của một việc, sự kiện nào đó.
  • Kinh hãi, kinh hoàng, kinh hồn, kinh khiếp, kinh khủng, kinh người: Các mức độ của sự sợ hãi, khiếp đảm trước một sự kiện nguy kiểm hay thảm khốc.
  • Kinh kệ: Sách (nói chung) của đạo Phật.
  • kinh kịch: Một thể loại kịch của Trung Quốc, phổ biến ở Bắc Kinh, Thiên Tân, và Thượng Hải.
  • kinh luân: Như kinh bang tế thế
  • Kinh mạch:
  • Kinh ngạc: Sự sửng sốt, bàng hoàng trước một sự kiện nào đó (ít mang tính đe dọa).
  • Kinh nghiệm: Kiến thức tích lũy được của một người trong quá trình làm một việc gì đó.
  • Kinh niên: Chứng bệnh tồn tại dai dẳng trong cơ thể trong nhiều năm (Y học)
  • Kinh phí: Các chi phí tính ra tiền để thực thi một công việc nào đó (Kinh tế)
  • kinh phong: Động kinh (Y học)
  • Kinh qua: Trải qua những thử thách, biến động, thăng trầm trong cuộc đời của một người nào đó.
  • Kinh quyền: Chỉ hành động phụ thuộc vào hoàn cảnh hay hành động không thể chủ động trước.
  • Kinh sợ: Mức độ của sự sợ hãi, tuân phục nhưng chưa đến mức như kinh hồn.
  • Kinh sử: Văn học và lịch sử. Cụm từ này chỉ dành trong văn phong nói về những người theo con đường học hành, thi cử để ra làm quan ở các nước như Việt Nam, Trung Hoa thời phong kiến.
  • kinh tài: Kinh tế và Tài chính (viết tắt)
  • kinh thánh: Quyển sách thánh của đạo Do Thái, đạo Kitô...
  • Kinh Thi: Một quyển sách của Trung Hoa cổ về văn học.
  • kinh tuyến: Đường tưởng tượng của con người để quy chiếu vị trí của một dãy điểm nào đó trong không gian theo một gốc tọa độ cho trước (Địa lý, thiên văn)
  • Kinh tế, kinh tế học: Lĩnh vực hoạt động của con người tạo ra hoặc làm tăng giá trị của vật chất có ích đối với con người. Bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động đó.
  • Kinh tởm: Chỉ sự khinh bỉ về nhân cách của một người nào đó.
  • Kinh vĩ: Trong cụm từ như máy đo kinh vĩ chỉ chiếc máy xác định kinh độ và vĩ độ của một điểm.
  • Kinh viện:Mang tính chất sách vở, thuộc về giáo dục
  • Mãn kinh: Chỉ mức tuổi của phụ nữ khi họ không còn khả năng sinh đẻ do tuổi tác cao.
  • Đọc kinh, giảng kinh, tụng kinh: Những hoạt động thường xuyên trong tôn giáo. Tụng kinh chỉ dùng khi nói tới đạo Phật.
  • Tam tự kinh: Quyển sách dạy học chữ Hán của các sĩ tử ngày xưa ở Việt Nam, Trung Hoa.
  • Kinh trong cụm từ như cây kinh giới là một loại cây có thể sử dụng như gia vị hoặc làm thuốc, có tính giải cảm, cúm.
  • Kinh trong cụm từ như sôi kinh nấu sử chỉ việc rèn luyện, học tập văn thơ, lịch sử của sĩ tử Trung Hoa, Việt Nam thời phong kiến để đi thi.

Tham khảo

sửa