Tiếng Việt

sửa

Cách phát âm

sửa
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
kɨŋ˧˥kɨ̰ŋ˩˧kɨŋ˧˥
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
kɨŋ˩˩kɨ̰ŋ˩˧

Chữ Nôm

sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự

sửa

Tính từ

sửa

cứng

  1. khả năng chịu đựng tác dụng của lực cơ học mà không bị biến dạng.
    Cứng như thép.
    Thanh tre cứng quá, không uốn cong được.
  2. khả năng chịu tác động bất lợi từ bên ngoài mà vẫn giữ nguyên trạng thái, tính chất, không yếu đi.
    Lúa đã cứng cây.
    cứng mới đứng đầu gió (tục ngữ).
    Lí lẽ rất cứng.
  3. (Khẩu ngữ) Có được trình độ, mức độ khá so với yêu cầu.
    Học lực vào loại cứng.
    Một cân hai lạng cứng.
  4. (Khẩu ngữ) Có số lượng, mức độ coi là hơi cao so với mức thường.
    Tuổi đã cứng mà chưa lấy chồng.
    Giá ấy cứng quá, không mua được.
  5. (Thường dùng phụ sau tính từ, động từ) Ở vào tình trạng mất khả năng biến dạng, cử động, vận động.
    Quai hàm cứng lại, không nói được.
    Chân tay tê cứng.
    Buộc chặt cứng.
    Chịu cứng, không cãi vào đâu được.
  6. Thiếu sự mềm mại trong cử động, động tác.
    Động tác còn cứng.
    Chân tay cứng như que củi (khẩu ngữ).
  7. Thiếu sự linh hoạt trong cách đối xử, ứng phó, chỉ biết một mực theo nguyên tắc, không thay đổi cho phù hợp với yêu cầu khách quan.
    Cách giải quyết hơi cứng.
    Thái độ cứng quá.
  8. (Thức ăn) Có vị mặn quá yêu cầu của khẩu vị, không dịu.
    Nước mắm cứng.
  9. (Hóa học) (Nước) có chứa tương đối nhiều muối calciummagnesium, giặt với xà phòng ra ít bọt, đun sôi sinh nhiều cặn trong đáy ấm.
  10. (Phương ngữ) Rắn.
    Cứng như đá.

Dịch

sửa

Tham khảo

sửa