công
Tiếng Việt
sửaCách phát âm
sửaTừ tương tự
Chữ Nôm
Danh từ

công
- Sức lao động tiêu hao trong một việc làm. Chữ công trong nghĩa này bắt nguồn từ chữ Hán 工, 功.
- Của một đồng, công một nén (tục ngữ)
- Kẻ góp của, người góp công (tục ngữ)
- Một công đôi ba việc (tục ngữ)
- Sức lao động tiêu hao trong một ngày của một người
- Đào cái mương này mất hơn một trăm công
- Một ngày công
- Tiền nhận được do bỏ sức lao động để làm việc
- Rủ nhau đi cấy lấy công (ca dao)
- Gọi tắt cho công lao
- Có công với nước;
- Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu (tục ngữ)
- Nhờ công cha mẹ
- Nhờ công thầy dạy - những điều đạt được là nhờ có sự giúp đỡ của thầy giáo.
- Gọi tắt cho công nhân.
- Công, nông liên minh.
- (Vật lý học) Đại lượng vật lí đặc trưng định lượng cho sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Trong hệ đơn vị quốc tế, công được do bằng Joule (J).
- Đơn vị đo diện tích ruộng ở Nam Bộ, bằng một phần mười hecta.
- Thửa ruộng 2400 công, tức là có 240 hecta.
- Loài chim cùng loại với gà, lông đuôi dài, có mặt nguyệt, có thể xòe ra. Ở con đực, lông đuôi có nhiều màu sặc sỡ.
- Con công ăn lẫn với gà, rồng kia, rắn nọ, coi đà sao nên (ca dao).
- Tước cao nhất trong năm tước của chế độ phong kiến; gồm công, hầu, bá, tử, nam.
- ai công hầu, ai khanh tướng
- công tước.
- Gọi tắt của thế công trong võ thuật, mang nghĩa tấn công, trái nghĩa với thế thủ.
- Chữ công trong nghĩa này bắt nguồn từ chữ Hán 攻.
- Giỏi cả công lẫn thủ.
Từ dẫn xuất
sửaDịch
sửaTính từ
sửaĐộng từ
sửacông
- Nói thuốc dùng không hợp, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân
- Bệnh tăng lên vì công thuốc.
Tham khảo
sửa- "công", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)