ăn
Tiếng Việt
sửaCách phát âm
sửaHà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
an˧˧ | aŋ˧˥ | aŋ˧˧ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
an˧˥ | an˧˥˧ |
Chữ Nôm
sửa(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Động từ
sửaăn
- Cho vào cơ thể qua miệng.
- Ăn có nhai, nói có nghĩ. (tục ngữ)
- Dự bữa cơm, bữa tiệc.
- Có người mời ăn.
- Ăn uống nhân một dịp gì.
- Về quê ăn tết
- Dùng phương tiện gì để ăn.
- Người Châu Âu không quen ăn đũa.
- Hút thuốc hay nhai trầu.
- Ông cụ ăn thuốc bà cụ ăn trầu.
- Tiếp nhận, tiêu thụ.
- Xe này ăn tốn xăng.
- Lò này ăn nhiều than.
- Nhận lấy để chở đi.
- Ô tô ăn khách.
- Tàu ăn hàng.
- Phải nhận lấy cái không hay.
- Ăn đòn.
- Ăn đạn.
- Nhận để hưởng.
- Ăn thừa tự.
- Ăn lương.
- Ăn hoa hồng
- Thông với, hợp vào.
- Sông ăn ra biển.
- Được thấm vào, dính vào.
- Giấy ăn mực.
- Sơn ăn từng mặt. (tục ngữ)
- Hồ dán không ăn.
- Phụ vào, thuộc về.
- Ruộng này ăn về xã tôi.
- Giành lấy về phần mình.
- Ăn giải.
- Có tác dụng.
- Phanh này không ăn.
- Tương đương với.
- Một cân ta ăn 600 gam.
- Ngang giá với.
- Hôm nay một đô-la Mĩ ăn mười ba nghìn đồng Việt-Nam.
Dịch
sửa- cho vào cơ thể qua miệng
- Tiếng Anh: to eat
- Tiếng Hà Lan: eten
- Tiếng Nga: есть (chưa hoàn thành) (jest’), съесть (hoàn thành) (c-jest’)
- Tiếng Pháp: manger
- Tiếng Thái: กิน
- ngang giá với
Từ liên hệ
sửa- cho vào cơ thể qua miệng
Tham khảo
sửa- "ăn", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)
Tiếng Chứt
sửaĐộng từ
sửaăn
- ăn.
Tiếng Mường
sửaĐộng từ
sửaăn
- Ăn.
Tiếng Nguồn
sửaĐộng từ
sửaăn
- ăn.
- Thiếng ăn, thiếng chốn cúng chung ngoài làng
- Tiếng ăn, tiếng nói cùng chung ngoài làng
Tiếng Tay Dọ
sửaĐộng từ
sửaăn
Tham khảo
sửa- Sầm Văn Bình (2018) Từ điển Thái–Việt (Tiếng Thái Nghệ An)[1], Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ An