bị
Tiếng Việt
sửaCách phát âm
sửaHà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
ɓḭʔ˨˩ | ɓḭ˨˨ | ɓi˨˩˨ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
ɓi˨˨ | ɓḭ˨˨ |
Các chữ Hán có phiên âm thành “bị”
Chữ Nôm
sửa(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Từ tương tự
sửaDanh từ
sửabị
- Đồ đựng đan bằng cói hay lác, có quai xách.
- Bị gạo.
- (Kết hợp hạn chế) Bên (nói tắt).
- Nguyên nói nguyên phải, bị nói bị hay (tục ngữ).
- Xui nguyên giục bị.
Động từ
sửabị
- Từ biểu thị chủ thể chịu sự tác động của việc không hay, hoặc là đối tượng của động tác, hành vi không lợi đối với mình.
- Bị tai nạn.
- Bị mất cắp.
- Nhà bị dột.
- Bị người ta chê cười.
Ghi chú sử dụng
sửaNói lên trạng thái chủ quan là không vừa ý, nó tương tự từ "được" nói lên trạng thái chủ quan là vừa ý.
- tên ăn cướp bị công an bắt ngay sau khi gây án. Từ "bị" xét theo chủ quan tên cướp ý nói nó bị xui, vừa mới ăn cướp chưa kịp xài đã bị bắt.
- tên cướp được công an bắt ngay sau khi gây án. Từ "được" xét theo chủ quan tên cướp và gia đình tên cướp, ý nói nó gặp may, chưa kịp xài mà đã "được" công an bắt, nếu nó xài rồi thì gia đình phải bồi thường cho người bị hại (khi ra toà), ngoài ra ăn cướp hoài thì tội nặng hơn ăn cướp lần đầu, hoặc có thể đi đến trường hợp phải giết người để ăn cướp tức là "được" công an công an bắt là "may" cho nó.
- bị kỷ luật cũng tương tự như được kỷ luật.
- sĩ quan chế độ cũ bị bắt đi học tập cải tạo. Từ "bị" xét theo chủ quan của các sĩ quan, viên chức chế độ cũ, họ không vừa ý vì phải xa gia đình và phải lao động chân tay là việc họ không quen.
- sĩ quan chế độ cũ được đi học tập cải tạo. Từ "được" xét theo chủ quan của sĩ quan, viên chức chế độ cũ vì nhờ đó họ hiểu hơn về các sai lầm của chế độ cũ, hiểu thêm các sai trái của họ và giúp họ hòa nhập với cộng đồng sau này ngoài ra xét theo nghĩa nào đó nó còn nói lên rằng chế độ mới đã khoan hồng vì đáng ra họ phải chịu trừng phạt họ ở hình thức nặng hơn.
Dịch
sửaTham khảo
sửa- "bị", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)