Tiếng Việt sửa

Cách phát âm sửa

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
və̤n˨˩jəŋ˧˧jəŋ˨˩
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
vən˧˧

Chữ Nôm sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự sửa

Danh từ sửa

vần

  1. Âm tiết không kể phụ âm đầu, dù là bằng hay trắc đọc giống nhau trong những câu đặt gần nhau của một bài thơ hay một quyển thơ.
    Trong hai câu đầu Truyện Kiều: "Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài, chữ phận khéo là ghét nhau" ta và là cùng một vần; ở bài thơ Đêm mùa hạ của Nguyễn Khuyến, trong hai câu đầu "tháng tư đầu mùa hạ, tiết trời thực oi ả" hạ và ả cùng một vần.
  2. Câu thơ.
    Gọi là có mấy vần mừng bạn.
  3. Sự phân tích các âm tiết trong một câu.
    Đánh vần.
  4. Chữ cái đứng đầu các từ trong một quyển từ điển hay trong một danh sách.
    Xếp các từ theo vần A, B, C.
    Đọc danh sách theo thứ tự vần A, B, C.
  5. Cung điệu của nhạc.
    Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương (Truyện Kiều)

Động từ sửa

vần

  1. Chuyển một vật nặng bằng cách lăn đi.
    Vần cái cối đá.
  2. Xoay nồi cơm trên bếp để cho chín đều.
    Tiếc thay hạt gạo trắng ngần, đã vo nước đục lại vần than rơm. (ca dao)
  3. Gây gian nan, đau khổ cho ai.
    Hồng quân với khách hồng quần, đã xoay đến thế còn vần chưa tha (Truyện Kiều)
  4. Chuyển động.
    Đùng đùng gió giật mây vần (Truyện Kiều)

Tham khảo sửa