Tiếng Việt sửa

Cách phát âm sửa

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
hɨəŋ˧˧hɨəŋ˧˥hɨəŋ˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
hɨəŋ˧˥hɨəŋ˧˥˧

Phiên âm Hán–Việt sửa

Chữ Nôm sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự sửa

Danh từ sửa

hương

  1. Mùi thơm của hoa, mùi thơm nói chung.
    Gác nguyệt nọ mơ màng vẻ mặt, lầu hoa kia phảng phất mùi hương (Cung oán ngâm khúc)
    Gói chè này đã hết hương rồi
  2. Sắc đẹp.
    Than ôi sắc nước, hương trời (Truyện Kiều)
  3. Vật để đốt tỏa khói cho thơm khi cúng, hoặc để tỏa khói giúp đuổi hoặc diệt côn trùng.
    hương thơm xếp để bên bồ. (ca dao)
    Hương trừ muỗi.
  4. (Vật lý học) Một số lượng tử của các hạt cơ bản liên quan đến lực tương tác yếu giữa chúng.

Đồng nghĩa sửa

vật đốt tỏa khói
  • nhang (phương ngữ Nam Bộ)

Từ ghép sửa

  • hương án: Chỗ dành để thờ cúng (bàn thờ).
  • hương ẩm: (Từ cổ) Bữa ăn sau khi thờ cúng, tế lễ ở nông thôn ngày xưa.
  • hương chính: (Từ cổ) Chính quyền ở nông thôn ngày xưa.
  • hương chức: (Từ cổ) Những người làm công việc chính quyền ở nông thôn ngày xưa.
  • hương cống: (Từ cổ) Chỉ những người vượt qua kỳ thi liên tỉnh (phủ) hoặc chỉ đích danh kỳ thi đó (thi hương). Từ này được sử dụng cho đến khi nhà Nguyễn bỏ các kỳ thi Nho học.
  • hương dũng: (Từ cổ) Chỉ một khu vực nào đó (thời thuộc Pháp).
  • hương đăng: (Từ cổ) Chỉ sự (công việc) thờ cúng, tế lễ.
  • hương hoa: Những thứ bày trên bàn thờ để tế lễ.
  • hương hỏa: Các tài sản (ruộng đất, nhà cửa, tài sản khác) được sử dụng vào mục đích thờ cúng tổ tiên.
  • hương lão: (Từ cổ) Những người đàn ông cao tuổi (thông thường là trên 60 tuổi) ở nông thôn ngày xưa.
  • hương lân: (Từ cổ) Hàng xóm láng giềng cùng một quê hương.
  • hương liệu: Những chất để tạo ra mùi vị cho Hương hay trong chế biến thực phẩm.
  • hương lửa: Ám chỉ tình yêu vợ chồng nồng thắm hay tình yêu có hạnh phúc.
  • hương nhu: (Thực vật học) có tên La tinh Ocimum tenuiflorum (hay Ocimum sanctum).
  • hương quan: (Từ cổ) Chỉ quê hương.
  • hương sen: Có thể chỉ mùi hoặc một bộ phận của cây sen (loại Nelumbo họ Nymphaeaceae) tùy theo ngữ cảnh hay thiết bị trong phòng tắm có phần phun nước giống như bát sen.
  • hương sư: (Từ cổ) Thông thường chỉ những người đứng đầu một làng ở nông thôn về công việc dạy học (giáo dục)
  • hương thí: Chỉ những người đi thi kỳ thi hương.
  • hương thôn: (Từ cổ) Chỉ một vùng nông thôn ở cấp thôn, xóm, làng.
  • hương thơm: Mùi thơm.
  • hương trầm: Một loại hương có mùi thơm đặc biệt, thường được làm từ hỗn hợp có chứa bột vỏ cây trầm.
  • hương trời: (Văn học) Chỉ người đàn bà có sắc đẹp tự nhiên như trong câu Sắc nước hương trời.
  • hương tục: Các tập quán ở nông thôn.
  • hương ước: Văn bản ghi lại các tập quán ở nông thôn được áp dụng cho một vùng nào đó.
  • hương vòng: Một loại hương dùng trong tế lễ, có hình dạng xoắn trôn ốc.
  • hương vị: Mùi vị tạo ra bởi một số chất thơm nào đó.
  • cầy hương: Một loại động vật có vú họ Moschidae, tỏa ra mùi thơm.
  • quê hương: Là nơi mà ai đó sinh ra hay là nơi mà tổ tiên họ đã sinh ra và lớn lên ở đó.
  • xạ hương: Chất có mùi thơm thu được từ cầy hương.

Tính từ sửa

hương

  1. mùi thơm.
    Mua được gói chè hương.

Tham khảo sửa