Wiktionary:Quy định khóa trang

(Đổi hướng từ Wiktionary:Quy định khóa)


Bảo quản viên có thể khóa một trang để hạn chế sửa đổi hoặc di chuyển trang đó, và cũng có thể mở khóa. Việc khóa như vậy có thể là vô hạn định, hoặc sẽ hết hạn sau một thời gian xác định.

Bất kỳ loại khóa hoặc mở khóa nào đều có thể được yêu cầu tại trang Wiktionary:Tin nhắn cho bảo quản viên hoặc liên hệ bảo quản viên. Các thay đổi liên quan đến trang bị khóa nên được đề nghị tại trang thảo luận của nó, và sẽ được thực hiện nếu đạt được sự đồng thuận. Có thể xem nhật trình khóa và mở khóa có tại Đặc biệt:Log/protect.

Trừ trong trường hợp khác, bảo quản viên có thể mở khóa trang nếu lý do khóa trang không còn hợp lý, khoảng thời gian khóa đã đủ dài, và không có sự đồng thuận nên tiếp tục khóa trang. Khuyến cáo liên hệ với bảo quản viên đã trực tiếp khóa trang trong những tình huống không rõ ràng.

Danh sách khóa

sửa

Khóa hoàn toàn

sửa
 

Bảo quản viên có thể tạm thời khóa hoàn toàn một trang rơi vào một trong các trường hợp ghi ở dưới. Chỉ có bảo quản viên mới có khả năng sửa đổi một trang đã bị khóa hoàn toàn. Việc khóa trang có thể kéo dài trong thời gian nhất định, như 7 hoặc 14 ngày, hoặc có thể quy định hết hạn vào một thời điểm nào đó.

Bất kỳ sửa đổi nào vào một trang bị khóa hoàn toàn nên được thảo luận tại trang thảo luận của trang hoặc một diễn đàn thích hợp khác. Khi đã có sự đồng thuận về một thay đổi, một bảo quản viên sẽ thực hiện sửa đổi đó vào trang bị khóa. Có thể thu hút sự chú ý bằng cách đặt bản mẫu {{Sửa trang khóa}} vào yêu cầu tại trang thảo luận. Bảo quản viên không nên dùng quyền sửa đổi trang khóa của mình để thực hiện các thay đổi lớn vào trang bị khóa mà không thảo luận trước.

Tranh cãi về nội dung
sửa

Những trang xuất hiện bút chiến (chiến tranh hồi sửa) do tranh cãi có thể bị khóa tạm thời, có thời hạn hợp lý, và những bên liên quan cần phải giải quyết mâu thuẫn thông qua thảo luận. Nếu một thành viên nào đó tự mình gây bút chiến chống lại sự đồng thuận, hoặc liên tục thực hiện bút chiến, sẽ tốt hơn là áp dụng cấm thành viên, để không làm hạn chế đến việc sửa đổi bình thường của các thành viên khác.

Khi khóa một trang vì tranh cãi về nội dung, bảo quản viên nên khóa phiên bản hiện hành của trang, chứ không lùi đến một phiên bản khác, trừ khi phiên bản hiện hành có chứa nội dung rõ ràng vi phạm quy định về nội dung, như phá hoại hoặc vi phạm bản quyền một cách rõ ràng. Các trang bị khóa do tranh cãi nội dung không nên được sửa đổi trừ khi để loại bỏ các yếu tố như trên, làm thế nào các sửa đổi đó không liên hệ đến sự tranh cãi, hoặc để sửa đổi những gì đã đạt được đồng thuận. Bảo quản viên không nên khóa hoặc mở khóa một trang do tranh cãi nếu họ có dính líu đến vụ tranh cãi đó.

Khóa vĩnh viễn

sửa
 

Một số nơi ở Wiktionary được phần mềm MediaWiki khóa tự động. Không gian tên MediaWiki, dùng để định nghĩa một phần giao diện của trang, bị khóa hoàn toàn; bảo quản viên không thể mở khóa cho trường hợp này. Hơn nữa, các trang CSS và JavaScript của thành viên, như Thành viên:Ví dụ/monobook.css hay Thành viên:Ví dụ/cologneblue.js, cũng bị tự động khóa; chỉ có tài khoản đi kèm với những trang đó và bảo quản viên là có thể sửa đổi chúng. Việc khóa này áp dụng cho bất kỳ trang con của thành viên nào có phần mở rộng là ".css" hay ".js". Bảo quản viên có thể sửa đổi những trang này, ví dụ, dùng để bỏ một đoạn mã kịch bản thành viên được dùng theo cách thức không thích hợp.

Ngoài việc khóa theo dạng được lập trình sẵn, bảo quản viên có thể khóa hoàn toàn các trang vô thời hạn nếu nó rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Những trang rất dễ thấy, như Trang Chính
  • Những trang thường xuyên được nhúng vào các trang khác, như {{LKBM}} hoặc {{ambox}}, để tránh phá hoại. Điều này cũng áp dụng cho những trang hay bản mẫu nằm trong những trang dễ thấy hoặc thường xuyên được nhúng vào trang khác.
  • Những trang không nên sửa đổi vì lý do bản quyền hay pháp lý, như phủ nhận chung hay quy định phát hành giấy phép.

Hạn chế sửa đổi

sửa
 

Hạn chế sửa đổi (nửa khóa) sẽ hạn chế các sửa đổi từ thành viên vô danh (địa chỉ IP), hoặc từ những tài khoản chưa được tự xác nhận (mở tài khoản chưa đến bốn ngày). Bảo quản viên có thể áp dụng nửa khóa vô thời hạn đối với các trang:

Hơn nữa, bảo quản viên có thể nửa khóa tạm thời đối với các trang:

  • Là đối tượng của sự phá hoại hoặc gây tổn hại nghiêm trọng nhưng mang tính chất tạm thời, khi mà sẽ không khả thi nếu chỉ cấm một thành viên cụ thể nào đó.
  • Trang thảo luận mục từ là đối tượng của việc phá hoại liên tục. Việc khóa như vậy phải dùng ngắn hạn vì nó ngăn cản những thành viên chưa hoặc mới đăng ký tham gia vào thảo luận. Trang mục từ trang thảo luận của nó không nên cùng bị cấm.

Nửa khóa không nên được dùng như một phương cách ưu tiên để chống lại sự phá hoại khi nó chưa xảy ra, hoặc khi được dùng chỉ để ngăn cản các thành viên vô danh hoặc mới đăng ký sửa đổi. Cụ thể hơn, nó không nên dùng để giải quyết các tranh cãi về nội dung.

Khóa khả năng tạo

sửa
 

Trang không tồn tại có thể bị khóa, với bất kỳ thời hạn nào, nếu chúng bị liên tục tạo đi tạo lại sau khi xóa theo quy định xóa. Bảo quản viên có thể áp dụng việc cấm vào những trang không tồn tại với cùng quy trình như với tất cả các trang khác. Danh sách các tựa đề bị khóa có thể tìm thấy ở Đặc biệt:Tựa đề bị khóa.

Bảo quản viên không nên sử dụng khóa khả năng tạo trang như một biện pháp ưu tiên, mà chỉ dùng để đáp lại một hành động có thực. Việc hạn chế đối với những nhan đề mục từ mới nên được tiến hành thông qua hệ thống danh sách đen về tựa đề, nó sẽ cho phép khóa uyển chuyển hơn, có hỗ trợ phân biệt chữ hoa chữ thường, chỉ cần một cụm từ nào đó xuất hiện và biểu thức chính quy.

Những thành viên muốn tạo lại một tựa đề bị khóa với nội dung đúng đắn hơn nên liên lạc với một bảo quản viên.

Khóa khả năng di chuyển

sửa
 

Việc khóa khả năng di chuyển nên áp dụng cho:

  • Trang là đối tượng của sự phá hoại bằng cách di chuyển trang liên tục.
  • Trang là đối tượng của tranh cãi về tên trang.
  • Trang dễ thấy mà không có lý do gì để di chuyển, như Tin nhắn cho bảo quản viên.

Một cách mặc định, những trang bị khóa hoàn toàn cũng sẽ bị khóa chức năng di chuyển. Nếu một bảo quản viên di chuyển một trang đang được khóa, trang đó sẽ bị khóa tại vị trí mới, nhưng trang chuyển hướng ở vị trí cũ sẽ không còn bị khóa.

Khóa theo tầng

sửa
 

Khóa theo tầng sẽ tự động khóa hoàn toàn một trang, và mở rộng ra bằng cách tự động khóa hoàn toàn bất kỳ trang nào được nhúng vào trang bị khóa, dù nó là trực tiếp hay gián tiếp. Việc này bao gồm cả hình ảnh và các tập tin phương tiện khác.

Khóa theo tầng chỉ nên dùng để tránh phá hoại đối với các trang dễ thấy nào đó ví dụ như Trang Chính.

Khóa theo tầng chỉ có thể thực hiện được đối với các trang bị khóa hoàn toàn; nó không thực hiện được đối với các trang chỉ hạn chế sửa đổi vì nó sẽ tạo ra kẽ hở về bảo mật. Xem Bugzilla:8796 để biết thêm thông tin.

Hướng dẫn khóa trang

sửa

Bảo quản viên có thể khóa trang tùy vào mức độ và thời gian hợp lý. Cần lưu ý trừ khi có lý do chính đáng, không nên khóa trang khi không thật sự cần thiết, tốt nhất nên mở khóa. Trong trường hợp cần thiết phải khóa, tốt nhất chỉ nên khóa hạn chế sửa đổi, chỉ nên khóa hoàn toàn trừ khi trang là trang nguy cơ cao hoặc là mục tiêu phá hoại. Bảo quản viên cũng có thể khóa tạo trang đối với trang thường xuyên được tạo lại một cách không thích hợp.

Khi thực hiện các thay đổi đối với bản mẫu bị khóa, vui lòng chèn <noinclude>{{tài liệu}}<noinclude> hoặc bản mẫu tương đương vào trang bản mẫu chính và di chuyển nội dung tài liệu, bao gồm thể loại và liên kết interwiki đến trang con tài liệu.

Xem thêm

sửa