Wiktionary:Phá hoại
Trang này giải thích một quy định chính thức của Wiktionary tiếng Việt. Nó được đa số các thành viên chấp nhận và được xem là chuẩn mực mà tất cả các thành viên nên tuân thủ. Xin đừng sửa đổi trang này trừ khi sửa đổi của bạn đã được sự đồng thuận. Nếu bạn muốn đề nghị những sửa đổi hoặc hoài nghi về quy định nào đó, xin hãy sử dụng trang thảo luận chung. |
Phá hoại là bất kỳ hành động thêm, xóa hoặc sửa đổi nội dung được cố tình thực hiện nhằm làm hại tính toàn vẹn của Wiktionary. Sửa đổi phá hoại là hành vi cố ý làm gián đoạn và vi phạm quy định Wiktionary và những người phá hoại có thể bị cấm.
Không phải phá hoại nào cũng dễ thấy, cũng như không phải tất cả các thay đổi lớn hoặc gây tranh cãi đều là phá hoại; cần chú ý cẩn thận xem dữ liệu hay thông tin nào mới là đúng, sai nhưng có thiện ý, hay là phá hoại trắng trợn. Loại phá hoại thường gặp nhất là thay thế phần nội dung sẵn có bằng những lời tục tĩu, xóa trắng nội dung hoặc bổ sung những trò đùa vô duyên hay những lời vô nghĩa. May mắn là loại phá hoại này thường dễ phát hiện.
Một cố gắng bất kỳ với thiện ý nhằm nâng cao chất lượng cho Wiktionary, ngay cả khi lạc hướng hoặc thiếu suy xét, không phải là một phá hoại. Các sửa đổi rõ ràng ác ý nhưng lại không thể hiện bản chất ác ý một cách tường minh cũng không được coi là phá hoại. Ví dụ, đưa ý kiến cá nhân vào bài chỉ một lần - nội dung này chỉ đơn giản là không có ích và nên bị xóa bỏ hoặc diễn đạt lại.
Thực hiện phá hoại là một vi phạm đối với quy định Wiktionary; những hành động này cần được phát hiện và xử lý - nếu bạn không thể tự xử lý một phá hoại, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác.
Các dạng phá hoại
sửaCác phá hoại đối với Wiktionary có thể thuộc một trong các loại sau:
- Xóa trắng
- Xóa tất cả hoặc một số phần quan trọng của trang (đôi khi thay thế nội dụng bị xóa bằng những lời tục tĩu) là một phá hoại thường gặp.
- Spam
- Thêm các liên kết ngoài không thích hợp, nhằm mục đích quảng cáo hoặc tự quảng bá. Lưu ý rằng chỉ áp dụng cho việc đặt liên kết tại nhiều trang, các trang này có thể không liên quan. Bổ sung liên kết tự quảng cáo tại một vài trang có liên quan có thể là một việc làm không thích hợp, nhưng không phải một hành động phá hoại.
- Nghịch
- Thêm lời lẽ linh tinh hoặc xóa trắng trang.
- Phá hoại ngớ ngẩn
- Tạo các trang đùa cợt, thay các mục từ có sẵn bằng các nội dung vô nghĩa nhưng nghe có vẻ thật, hoặc thêm các trò đùa ngớ ngẩn vào các mục từ hiện có cũng được coi là phá hoại.
- Phá hoại lén
- là kiểu phá hoại khó phát hiện. Bổ sung thông tin còn thiếu, thay đổi ngày tháng hoặc sửa chính tả hay các thay thế khác trông có vẻ hợp lý, che dấu phá hoại chẳng hạn bằng các tạo hai sửa đổi sai và hồi sửa chỉ một.
- Kiểu phá hoại gây chú ý
- Thêm các lời nhục mạ, sử dụng các tên người dùng có tính khiêu khích, thay nội dung các bài bằng các trò đùa v.v... (xem thêm Wiktionary:Không tấn công cá nhân).
- Phá hoại trang thành viên
- Thay thế các trang thành viên bằng những lời hạ nhục, tục tĩu, hoặc vô nghĩa (xem thêm Wiktionary:Không tấn công cá nhân).
Xử lý phá hoại
sửaNếu bạn thấy một phá hoại (như định nghĩa ở dưới), hãy lùi sửa và để một tin nhắn cảnh cáo vào trang thảo luận của người đã thực hiện phá hoại đó. Kiểm tra trang lịch sử trang sau khi hồi sửa để đảm bảo rằng bạn đã loại bỏ tất cả các phá hoại; có thể có nhiều sửa đổi phá hoại, đôi khi từ nhiều IP khác nhau. Nếu rõ ràng rằng tất cả các phiên bản của trang đều là phá hoại thuần túy, hãy đề nghị xóa trang. Ngoài ra, kiểm tra đóng góp khác của kẻ phá hoại - bạn thường sẽ tìm thấy các sửa đổi ác ý khác.
Những hành động không được cho là phá hoại
sửaTuy đôi khi bị gọi là phá hoại, những hành động sau đây không phải là phá hoại và nên được đối xử khác:
- Thử nghiệm của thành viên mới
- Thành viênn mới phát hiện ra nút "sửa đổi" đôi khi muốn biết có thật là họ có thể sửa trang hay không, và họ sẽ viết gì đó vào trong trang để thử xem. Đó không phải là phá hoại! Ngược lại, những người dùng này nên được chào đón nồng nhiệt (chẳng hạn bằng
{{Nghịch thử}}
, giới thiệu Wiktionary:Chỗ thử - nơi họ có thể tiếp tục thử nghiệm. (Đôi khi họ sẽ tự lùi các sửa đổi của mình)