Thảo luận Wiktionary:Thảo luận/Lưu 2
vie-prefix
sửaChúng ta cần bot thêm tiêu bản vie-prefix vào các mục từ Hán Việt (ví dụ tinh, hay ví dụ hơi khác sinh). Các mục từ Hán Việt thường có chung prefix (như đồng) nên giúp ích trong tra cứu! 203.160.1.46 09:40, ngày 13 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Chưa được, tiêu bản này vẫn có lỗi (xem ví dụ lư)
Sự nhầm lẫn đó có thể là do phần mềm Mediawiki?222.255.63.182 16:11, ngày 13 tháng 6 năm 2007 (UTC)
MediaWiki bỏ qua những khoảng cách đằng trước và đằng sau, cho nên "Đặc_biệt:Prefixindex/__foo__" sẽ trở thành "Đặc_biệt:Prefixindex/foo". – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:52, ngày 13 tháng 6 năm 2007 (UTC)
copyleft
sửaTôi đề nghị thuật ngữ copyleft (một số trang dịch là "quyền bên trái") nên được dịch sang tiếng việt là "phản quyền" vì lý do sau:
Trong tiếng Anh "copyright" có nghĩa là bản quyền, trong đó "right" có nghĩa là "quyền". Richard Stallman đã đề ra thuật ngữ "copyleft" với một sự chơi chữ ("left" - bên trái ngược với "right" - còn có nghĩa là bên phải) để thể hiện sự đối nghịch của khái niệm này với "bản quyền". Dịch "copyleft" thành "quyền bên trái" không thể hiện được ý nghĩa đó vì trong tiếng Việt không có từ nào là "quyền bên phải" (!) cả. Thay vào đó, chữ "phản" mang ý nghĩa ngược lại, chống lại (như phản khoa học, phản đối, phản quốc...) đồng thời đây cũng là một cách chơi chữ vì "bản quyền" và "phản quyền" chỉ khác nhau một phụ âm đầu nhưng ý nghĩa hoàn toàn trái ngược.
Tất nhiên cách dịch này cũng có đôi chút bất tiện là đọc hơi trẹo mồm :) nhưng thực tế cũng có nhiều thuật rất ngữ khó đọc mà vẫn được chấp nhận rộng rãi như là trong hóa có "hấp thụ" - "hấp phụ", "hỗn hống",...
Cumeo89 04:12, ngày 2 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Dịch thành "phản quyền" thì có lý, nhưng tôi chưa thấy thuật ngữ đó được sử dụng rộng rãi trên Internet. Tôi cũng chưa thấy "quyền bên trái" nhiều, tại vì người ta thường để yên là "copyleft". Wiktionary (và Wikipedia) theo triết lý descriptivist thay vì prescriptivist, có nghĩa rằng chúng ta hay miêu tả thực tế thay vì đề nghị một cách hiểu hay giải thích mới. Tôi không biết bạn cần phải bắt đầu ở đâu để quảng bá thuật ngữ này... – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:19, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Nói thực là mình thích để nguyên thuật ngữ tiếng Anh hơn. Nhưng để làm trong sáng tiếng Việt, mọi người thường cố gắng dịch các thuật ngữ chuyên môn, nhiều khi không hợp lý và rất chối. Vì vậy mình chỉ đưa ra một đề nghị để ai thích thì sử dụng thôi, nếu dùng nhiều thì tự nhiên sẽ thành quen. Còn mình thì vẫn dùng "copyleft" thôi :D. Cumeo89 06:08, ngày 13 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Đồng ý
- Phản đối
Đề nghị về tiêu bản term
sửaChúng ta vẫn còn đang xài tiêu bản {{term}}
ở đầu định nghĩa để cho biết ý nghĩa đó được sử dụng ở nước nào, trong môn học nào, v.v. (Những từ điển tiếng Anh thường gọi phần này là label – nhãn? Nó giống tagging của nhiều website Web 2.0.) Tiêu bản đó chỉ nhận một tham số, và kẹp nó vào dấu ngoặc và in xiên. Tuy nhiên, Wikipedia tiếng Anh đã có một hệ thống hay hơn nhiều. Tiêu bản {{context}} nhận tới 9 tham số và dùng các tham số để xếp mục từ theo quốc gia, môn học, v.v. Chẳng hạn có thể dùng mã này:
{{context|AU|slang}}
để xếp mục từ vào "Category:Australian English" (Tiếng Anh tại Úc) và "Category:Slang" (Từ lóng). Trong thí dụ này, cả hai AU và slang là tên của tiêu bản; hai tiêu bản này cung cấp nội dung và thể loại cho mục từ.
Tôi nghĩ hệ thống này rất hữu ích, nên tôi đề nghị mang hệ thống context qua Wiktionary tiếng Việt. Ở đây, hệ thống này sẽ khác một tí:
{{@|AU||từ lóng}} {{@|AUS||từ lóng}} {{@|Úc||từ lóng}}
Tiêu bản sẽ được gọi {{@}}
(hay {{label}}
?); tại vì nó cũng bao gồm thông tin về tiếng địa phương, "context" không hợp lý lắm. AU
, AUS
, và Úc
đều dẫn đến {{@AU}}
. Để tránh sự mâu thuẫn với các loại tiêu bản khác, các tham số như "từ lóng", "thông tục", và "toán học" sẽ dẫn đến những tiêu bản như {{@từ lóng}}
, {{@thông tục}}
, và {{@toán học}}
. Nội dùng của các tiêu bản này sẽ chia bằng dấu phẩy. Ngoài ra, hai dấu ống (||
) sẽ trở thành dấu chấm phẩy. Dấu chấm phẩy sẽ đặt biên giới giữa các tham số quốc gia, các tham số môn học, và các tham số như "thông tục" và "cũ".
Tiêu bản {{@}} sẽ không hỗ trợ nhiều tính năng của {{context}}. Các mục từ ở đây dựa và tiêu bản hơn các mục từ ở Wikipedia tiếng Anh; tại vì MediaWiki hạn chế việc nhúng vào tiêu bản, chúng ta phải giảm cỡ của các tiêu bản, không thì mục từ sẽ bị gẫy.
Lưu ý rằng tiêu bản {{@}} chỉ được sử dụng ở đầu định nghĩa. Đôi khi một dòng cho biết cách dịch sẽ cung cấp lời chú thích ở đằng sau; trong trường hợp này, chúng ta sẽ tiếp tục dùng {{term}}
, nhưng tôi muốn mai mốt đổi tên nó thành {{note}}
.
Đây chỉ là một lời đề nghị; các bạn nghĩ sao?
– Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:27, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Bạn có thể làm thử vài trang để chúng ta xem như nào được không? — thảo luận không ký tên vừa rồi là của TTT2 (thảo luận • đóng góp) 15:40, ngày 22 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Tôi chưa tạo ra tiêu bản này vì tôi chưa có giờ rảnh và mong các bạn đưa ý kiến trước khi tôi mò vào mã nguồn của en:Template:context. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:18, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Tôi thấy đây là đề nghị hay. Tôi đồng ý với thay đổi này . 222.252.81.4 05:58, ngày 20 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Tôi đã bắt đầu phát triển tiêu bản {{@}}
. Nó hoạt động, nhưng tôi chưa thử kích thước tiêu bản (bằng kB) có vừa những mục từ lớn hay không, nên xin đừng sử dụng nó trong mục từ thật (hãy thử nó tại Chỗ thử). Ngoài ra, chưa giải quyết vấn đề cần phải phân biệt giữa các mục từ địa lý học tiếng Việt, địa lý học tiếng Anh, v.v. Để không làm cú pháp sử dụng tiêu bản này phức tạp quá, có lẽ cần phải tạo ra nhiều tiêu bản riêng, từng ngôn ngữ một, như là {{vie@}}
và {{eng@}}
. Cách này có lẽ dễ gõ hơn cú pháp {{context}} của Wiktionary tiếng Anh: {{context|geology|lang=en}}
, và mỗi tiêu bản từ khóa hơi phức tạp. Chúng ta cần phải tạo ra một tiêu bản @ mới mỗi lần cộng thêm một ngôn ngữ ở đây, nhưng Tildebot có thể làm việc đó dễ dàng. Bạn có nghĩ cú pháp như vie@
có sao không? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:37, ngày 20 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Omega Wiktionary
sửaHình như đã có dự án bao gồm tất cả các Wiktionary: http://www.omegawiki.org/Main_Page — thảo luận không ký tên vừa rồi là của TTT2 (thảo luận • đóng góp) 15:40, ngày 22 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Tuy OmegaWiki được thành lập bởi một số thành viên Wiktionary, nhưng nó không trực thuộc Quỹ Wikimedia. OmegaWiki có mục đích hơi khác với Wiktionary: họ sửa sang MediaWiki thành một cơ sở dữ liệu để mai mốt mang hệ thống qua Wiktionary; vì vậy, các mục từ ở OmegaWiki có tính cấu trúc (structured) và khoa học hơn những mục từ ở đây. Hiện giờ thì nhiều người đóng góp ở cả hai dự án. Vì OmegaWiki cho phép sử dụng nội dung dưới ba giấy phép (có thể chọn giấy phép), chúng ta cần phải xin phép của Hồ Ngọc Đức trước khi nhập các từ điển FVDP vào OmegaWiki. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:15, ngày 23 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Mình nghĩ mục từ này được dịch không đúng, tra trên Wikitionary tiếng Anh, [Encarta Dictionary] và [Cambridge Dictionary] đều không thấy có nghĩa như được nói tới trong mục này (trừ 2 nghĩa chú ý, trát hầu toà mình mới thêm vào). Có lẽ những nghĩa còn lại là thuộc ngôn ngữ Anh-Việt chăng? Cumeo89 06:13, ngày 13 tháng 10 năm 2007 (UTC)
thực sự cầu thị ???
sửaCó nên tách riêng từ "cầu thị" ra ko nhỉ? Theo mình hiểu "thực sự" chỉ là từ bổ nghĩa thôi chứ đâu có tạo thành thành ngữ chi đâu. Từ "cầu thị" cũng đi cùng với những từ khác như là "thái độ cầu thị", "tinh thần cầu thị" hoặc có thể chỉ là "rất cầu thị". Cách giải nghĩa từ này làm mình hơi băn khoăn nhưng ko chắc chắn lắm, có thể mình hiểu sai. Cumeo89 16:26, ngày 24 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Không, cầu thị là mục từ riêng.TTT2 17:14, ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)
cách thêm từ
sửaMình đang học "hình học họa hình" ở trường đại học & muốn đưa vào đây vài thuật ngữ của môn này như kiểu: "vết đứng", "vết bằng", "đường mặt", "đường bằng", "đường cạnh"... nhưng ko biết nên để vào đâu? Viết 1 trang riêng hay gộp vào phần nào đó của từ chính ("vết", "đường"...)? Nhờ mọi người chỉ giúp! Cumeo89 16:32, ngày 24 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Tùy ý. Nếu bạn tạo ra trang riêng, xin thêm liên kết vào những từ chính. Nếu có rất nhiều thuật ngữ thì có thể thêm nó vào những từ chính hay bổ sung vào Wiktionary:Thuật ngữ toán học Anh-Việt để tiện. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 18:33, ngày 24 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Ờ... thực ra là mình định thêm vào từ điển Việt-Việt :D. Mình có 1 chút tò mò: mấy trang thuật ngữ Toán học Anh-Việt đó có phải là "chuyển thể" từ tài liệu dạng pdf do 1 anh tên là Tuấn Anh (hình như thế) thuê người đánh lại từ từ điển Toán học Anh-Việt sách in không nhỉ? (Trong máy mình cũng có 1 bản đó). Với lại để riêng ra 1 chỗ như vậy liệu có phức tạp trong việc tra cứu? Thật sự mình vào Wiktionary khá lâu rồi nhưng đến bây h mới biết đến có trang Từ điển Toán học đó.
- Khoảng nửa "từ điển" đó được tạo ra bởi QT, một thành viên Wikipedia, còn một nửa được tạo ra bởi một người dùng vô danh. Tôi nhớ là Wikipedia có những trang như vầy ngày xưa, trước khi Wiktionary tiếng Việt mở cửa; có lẽ nó được chuyển sang đây lúc có website này. Dĩ nhiên cần nhập thuật ngữ toán học này vào những mục từ ở không gian tên chính. Khi bạn sử dụng trang Đặc biệt:Search (hay hộp tìm kiếm ở thanh bên), ở cuối trang kết quả, có phải hộp kiểm "Wiktionary" được đánh dấu không? Tôi đã bật lên các không gian tên khi tìm kiếm ở trang Đặc biệt:Preferences, nên quên cái nào được bật lên mặc định. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 17:55, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Uhm... mặc định chỉ có ko gian tên (chính) thôi, nên nếu mà ko biết thì chắc ko tìm ra đâu (trừ khi dùng google). Mình nghĩ nếu có điều kiện thì nên chuyển nó vào các trang chính cho tiện và cho thống nhất. Về cái từ điển đó thì link ở đây nè [1], đầy đủ phết. Mỗi tội cái này ở dạng .pdf nên muốn dùng phải viết chương trình chuyển nó về wikitext. Cumeo89 18:24, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- Bạn nên viết các trang riêng, và xếp chúng trong thể loại Thể loại:Hình học họa hình. TTT2 17:15, ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Mụn
sửaCách trị và ngăn ngừa mụn tốt nhất đó ,mấy anh đừng giấu em cho em biết đi,em đang bị mụn ne` Kiemquy1 13:50, ngày 4 tháng 11 năm 2007 (UTC)
fucking around
sửamình băn khoăn ko biết nên cho từ này vào danh sách thành ngữ (-expr-) như các từ khác (thật ra những từ ghép thế này ko giống thành ngữ lắm) hay là tạo 1 trang riêng nhỉ??? Cumeo89 17:12, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Tôi nghĩ nên bổ sung danh sách thành ngữ vào fucking. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 20:10, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Vì từ này còn có thể dùng như động từ thường, (to fuck around) nên mình đã thêm vào mục từ fuck. Điều buồn cười là trong tiếng Anh cái từ không mấy hay ho này lại rất đa nghĩa và (suy ra) chắc là cũng được dùng nhiều. Cumeo89 05:11, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)
- Giống như từ xấu nào trong tiếng Anh, nó từ từ giành nhiều ý nghĩa, cũng như nhiều từ loại (part of speech) trong tiếng lóng. Bài hay này được viết bởi một nhà khoa học nhận thức về nó. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:37, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)