Wiktionary:Quy tắc ứng xử trên Wiktionary
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wiktionary tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Cách ứng xử trên Wiktionary, tuy mang đặc trưng của wiki, nhưng luôn bắt nguồn từ những quan niệm chung trong khi làm việc nhóm: hữu nghị, uyển chuyển, và tập trung vào công việc. |
Văn minh, chín chắn, trách nhiệm
Trang này đưa ra một số nguyên tắc về cách ứng xử hay nguyên tắc xã giao, hay nói nôm na là cách làm việc chung với nhau trên Wiktionary. Bạn có thể đọc thêm về các quy ước cơ bản tại Quy định và hướng dẫn.
Những thành viên đóng góp vào Wikipedia đến từ nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Chúng ta có nhiều quan điểm, ý kiến, nền học vấn khác biệt, đôi khi rất lớn. Đối xử với nhau với lòng tôn trọng là chiếc chìa khóa để có thể cộng tác hiệu quả khi xây dựng một bộ từ điển trực tuyến.
Nguyên tắc xã giao trên Wiktionary
sửa- Mọi người đều có thiện ý. Tuân theo chuẩn mực về xã giao. Wiktionary đến nay đã khá thành công dựa trên quy tắc gần như hoàn toàn tự do sửa đổi. Mọi người đến đây đều với mong muốn cộng tác để viết được những mục từ tốt.
- Hãy nhớ Nguyên tắc vàng: Nếu bạn muốn người khác đối xử với mình ra sao, hãy đối xử với người ta như vậy. Chúng ta đều từng một lần bỡ ngỡ khi mới tham gia.
- Xin hãy lịch sự.
- Hãy tâm niệm rằng chỉ bằng chữ viết không thôi dễ dàng gây nhầm lẫn và thường người ta sẽ cảm thấy nó nặng nề hơn là khi cũng câu nói đó xuất phát từ một người đang nói chuyện trước mặt ta. Những câu đùa bỡn không phải lúc nào cũng dễ thấy khi viết xuống – chữ được viết xuống mà không thấy mặt nhau, không thể hiện bằng âm điệu hoặc cử chỉ của cơ thể. Vì vậy hãy cẩn thận chọn lựa từ ngữ khi viết: ý bạn muốn chưa chắc đã là những gì người khác hiểu. Hãy cẩn thận về các diễn dịch những gì bạn đọc: những gì bạn hiểu chưa chắc đã là ý mà người viết muốn bày tỏ.
- Ký tên và ghi ngày tháng ở đoạn thảo luận của mình tại trang thảo luận (chứ không phải mục từ!), trừ khi bạn có những lý do cực kỳ chính đáng để không ký tên.
- Làm việc theo đồng thuận.
- Tranh luận về sự kiện, chứ đừng tranh luận về tính cách.
- Đừng bỏ qua những câu hỏi.
- Nếu có ai đó không đồng ý với sửa đổi của bạn, hãy giải thích cho người ta tại sao bạn cho rằng nó phù hợp.
- Hãy chấp nhận bỏ qua nếu không nhận được lời phản hồi, hoặc thừa nhận điều gì đó khi bạn bất đồng do cảm tính mà thôi.
- Hãy tỏ ra văn minh.
- Dù điều này khá khó khăn trong những tranh luận nảy lửa, nếu các thành viên khác không tỏ ra văn minh như bạn muốn, thì hãy cố tỏ ra văn minh hơn họ, chứ đừng ít hơn. Bằng cách đó ít nhất bạn cũng không đẩy cuộc tranh luận thành một cuộc cãi nhau; với việc làm của mình là bạn đã chủ động trong việc đó: khi bị đánh, hãy cố đừng đánh lại – mọi người sẽ cảm kích việc đó (hay ít ra thì họ nên cảm kích).
- Tuy nhiên, đừng do dự cho người khác biết rằng bạn không thích cách nói chuyện của họ – nếu không họ sẽ nghĩ rằng bạn quá nhu mì không nhận ra sự "xảo quyệt" của họ, và bạn sẽ vô tình khuyến khích họ làm điều đó (ví dụ "Tôi thấy ở trên bạn đã có thái độ châm biếm, nhưng tôi không nghĩ nó giúp gì cho chúng ta trong chuyện này. Tuy vậy, tôi cho rằng ý kiến của bạn không vững vì...").
- Luôn sẵn sàng nói lời xin lỗi. Trong những cuộc thảo luận quá máu lửa, đôi khi chúng ta thốt ra những điều khiến sau này ta cảm thấy hối tiếc. Vậy thì hãy xin lỗi.
- Tha thứ và bỏ qua.
- Thừa nhận sự thiên vị của mình và kiềm chế nó.
- Hãy khen ngợi khi xứng đáng. Mọi người đều thích được khen ngợi, đặc biệt là trong môi trường cần phải có sự thỏa hiệp. Hãy để lại một lời nhắn hữu nghị trên trang thảo luận của thành viên.
- Xóa bỏ hoặc tóm tắt các tranh cãi đã được giải quyết mà bạn là người đề xướng.
- Hãy giúp làm trung gian khi người khác bất đồng.
- Nếu bạn đang tranh cãi, hãy nghỉ ngơi một lát. Nếu bạn đang làm trung gian, hãy đề nghị người ta nghỉ ngơi một lát.
- Hãy cứ thoải mái. Nếu bạn đang tức giận, hãy đi đâu đó khỏi Wiktionary thay vì viết thảo luận hoặc sửa đổi. Hãy quay lại sau một ngày hoặc một tuần. Bạn có thể sẽ thấy người khác sửa đổi hoặc nói giúp bạn những điều bạn muốn nói. Nếu bạn nghĩ rằng cần phải có trung gian, hãy nhờ ai đó.
- Đi khỏi và tìm mục từ khác trên Wiktionary để tự làm phân tán mình – có đến 276.324 mục từ trên Wiktionary tiếng Việt lận! Hãy tham gia vào việc cải thiện mục từ nào đó hoặc đọc từ trên Wiktionary, hay có thể bỏ thời gian để làm những việc dọn dẹp cần thiết. Hay cũng có thể viết trang mới.
- Nhớ Những gì không phải là Wiktionary.
- Tránh lùi sửa đổi khi có thể, và hãy giữ ở mức ba lần hồi sửa trừ khi đó là phá hoại rõ ràng. Hãy giải thích về việc lùi sửa trong ô tóm lược sửa đổi.
- Sửa đổi, bổ sung, thảo luận.
- Tự nhắc mình rằng bạn đang đối xử với những con người. Họ có cảm xúc và có nhiều người khác trên thế giới này quý mến họ. Hãy cố gắng đối xử với người khác một cách đứng đắn. Thế giới này rất rộng lớn, với nhiều nền văn hóa và quy tắc khác nhau. Đừng dùng biệt ngữ khiến người khác khó hiểu. Hãy dùng từ đồng âm dị nghĩa một cách cẩn thận và hãy nói rõ ràng nếu có thể gây nhầm lẫn.
- Khi lùi sửa đổi của thành viên khác, hãy nói cơ sở cho sự lùi sửa đó (tại trang thảo luận mục từ nếu cần), và sẵn sàng thảo luận thêm về sửa đổi đó. Nhẹ nhàng giải thích suy nghĩ của mình cho người khác có thể khiến người ta đồng ý với bạn; làm việc một cách võ đoán hoặc không giải thích sẽ khiến người ta cũng hành xử như thế, và vậy là bạn sẽ lao vào một cuộc bút chiến.
Tránh chỉ trích gián tiếp
sửaTránh sử dụng trích dẫn nửa vời hoặc các kiểu ám chỉ sự chỉ trích khác hay thực hiện chỉ trích một cách gián tiếp khi bạn đang viết ở ô tóm lược sửa đổi hoặc trang thảo luận. Thiếu tôn trọng thành viên khác, chỉ trích sửa đổi của người khác, về cách diễn đạt và lựa chọn thuật ngữ, hoặc về lời chỉ trích nào khác hay phản hồi về một thảo luận ở trang thảo luận cần phải được thực hiện một cách rõ ràng, trực tiếp, và công khai theo cách dễ hiểu và dễ trả lời.
Vì vậy kiểu nói bóng gió, nước đôi, và sự xảo quyệt quá đáng hoặc thiếu xác đáng khi viết cần phải được tránh tối đa khi thể hiện sự chỉ trích – đặc biệt là chỉ trích tiêu cực. Điểm ứng xử này cũng giúp người viết bị chỉ trích hiểu được ý bạn muốn và trả lời cho bạn và có thể cũng là giúp cho các thành viên có ngôn ngữ mẹ đẻ không phải tiếng Anh hoặc có khó khăn trong việc đọc tiếng Anh.
Khi kiểu giao tiếp này là cần thiết để có thể chính xác hoặc để minh họa, tốt nhất là giải thích ý bạn muốn khi sử dụng trích dẫn nửa với hoặc kiểu ám chỉ nào đó ngay sau đó.
Dĩ nhiên các chỉ trích dù theo cách nào và về bất cứ vấn đề nào cũng phải văn minh, giữ thiện ý như đã nói ở hướng dẫn khác, không có kiểu cắn người mới đến, và nên tuân theo các quy định và hướng dẫn của Wiktionary. Nếu chỉ trích trực tiếp về thái độ của một thành viên hoặc những khía cạnh trong thảo luận, không tấn công cá nhân như đã nói trong quy định.
Làm cách nào để tránh lạm dụng trang thảo luận
sửa- Đa số mọi người rất tự hào về công việc và quan điểm của mình. Cái tôi cá nhân rất dễ bị tổn thương khi sửa đổi, nhưng trang thảo luận không phải là nơi để đánh trả. Chúng là nơi tốt để khuyên giải hoặc phục hồi cái tôi, nhưng trên hết chúng dành để tạo ra sự đồng thuận sao cho ích lợi nhất đối với trang mà chúng đi kèm. Nếu có ai đó không đồng ý với bạn, hãy cố hiểu tại sao, và trong thảo luận của mình ở trang thảo luận, hãy bỏ thời gian để đưa ra những lý do xác đáng tại sao bạn cho rằng cách của mình là tốt hơn.
- Cũng như khoa học, quy trình cải tiến mà Wiktionary sử dụng cũng xoay vòng và việc phân tích lại công trình trước đây là một bước quan trọng trong quy trình. Nếu bạn không sẵn sàng với việc công việc của bạn bị săm soi, phân tích hoặc bình luận, hoặc nếu cái tôi của bạn dễ bị tổn thương, có lẽ Wikipedia không phải là nơi thích hợp cho bạn.
- Đừng đóng mác hoặc tấn công cá nhân người khác hoặc sửa đổi của họ.
- Các từ ngữ như "đồ phân biệt chủng tộc", "đồ đam mê tình dục" hoặc thậm chí "viết kém" khiến cho người ta nhụt chí. Nó làm khó cho việc thảo luận hiệu quả. Nếu bạn phải phê phán, hãy lịch sự và có tính xây dựng.
- Luôn làm rõ ý đồ bạn đang nói, đặc biệt khi trả lời.
- Khi trả lời, việc trích một thảo luận được cho phép, nhưng diễn giải lại cho rõ hoặc ghi lại cách bạn diễn dịch nó còn tốt hơn. Hãy ghi rõ, "Dường như bạn nói" hoặc "Theo cách tôi hiểu ý bạn" để cho thấy bạn đang diễn dịch. Trước khi tiếp tục nói rằng ai đó sai, hãy nghĩ đến việc có thể bạn đang diễn dịch sai ý người ta.
- Xen lời bác bỏ vào giữa thảo luận của người khác làm mất sự thông suốt của thảo luận và làm khó xác định ai đã nói gì. Trong một vài trường hợp, nó giúp dễ hiểu hơn nhưng sẽ khó cho những người còn lại theo dõi.
- Sửa thảo luận đã ký tên của người khác sẽ gây khó chịu, dù sửa đổi đó chỉ đơn giản là sửa chính tả hoặc ngữ pháp.
Hướng đến sự trung lập
sửaKhi bạn cho rằng có sự vi phạm Wiktionary:Quan điểm trung lập:
- Hỏi thăm một cách lịch sự trên trang thảo luận mục từ về những khía cạnh nào của mục từ mà bạn cho rằng không trung lập (trừ khi chúng quá rõ ràng), và đề nghị cách thay đổi.
- Nếu không có hồi đáp, hãy thay thế đoạn đó. (Dùng trang theo dõi của mình để theo dõi điều muốn làm).
- Nếu có hồi đáp, cố gắng thỏa thuận từ ngữ sẽ dùng. Bằng cách đó, khi có thỏa thuận, sẽ khó xảy ra bút chiến. Điều này có bất lợi là mục từ sẽ ở dạng không mong muốn lâu hơn, nhưng một trang thay đổi thường xuyên cũng không tạo ra ấn tượng đẹp hơn với các thành viên Wiktionary khác hoặc với cả dự án.
Một số điều nên tâm niệm
sửa- Những mục từ Wiktionary được kỳ vọng là sẽ trình bày mọi quan điểm (xem thêm tại quan điểm trung lập), thay vì chỉ ủng hộ cho điểm này hay điểm khác, thậm chí nếu bạn hoàn toàn tin tưởng vào một quan điểm nào đó. Trang thảo luận không phải nơi để tranh cãi cách đánh giá xem quan điểm nào đúng hoặc sai hoặc tốt hơn. Nếu bạn muốn làm điều đó, có những trang khác như Usenet, blog công cộng và các wiki khác cho việc đó. Hãy dùng trang thảo luận để bàn thảo về sự chính xác/không chính xác, thiên lệch quan điểm, hoặc các vấn đề khác trong trang, chứ không phải bục diễn thuyết hoặc bàn biện hộ.
- Nếu ai đó không đồng tình với bạn, nó không có nghĩa là người ta ghét bạn, rằng người ta ngu, hay người ta ích kỷ. Khi có ai đó đưa ra ý kiến không dính dáng gì vào trang, tốt nhất là mặc kệ chúng. Những gì bạn nghĩ chưa chắc đã đúng hay sai – ví dụ dễ thấy nhất là tôn giáo. Trước khi bạn nghĩ đến việc lên án quan điểm của ai đó, hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu người ta lên án bạn. Hãy nhớ rằng mọi thứ viết vào Wiktionary đều được giữ vĩnh viễn, dù bạn không thấy nó.
- Wiktionary mong bạn can đảm, dù sẽ sáng suốt khi nhớ rằng dễ quá can đảm lắm. Trước khi bắt đầu thảo luận, hãy tự hỏi: nó có cần phải thảo luận không? Tôi có thể tóm lược theo sửa đổi của mình và chờ ai đó lên tiếng nếu họ muốn không? Hành động của tôi có thể dẫn đến hệ quả nào mà tôi chưa lường trước không?
- Bạn luôn có thể nhận thảo luận đến thư điện tử hoặc trang thảo luận của bạn nếu nó không nhất thiết là về mục từ.
- Nếu bạn biết rằng bạn không ưa ai đó, đừng dính dáng đến anh hoặc cô ta nếu bạn không cần phải làm vậy. Các đụng chạm không cần thiết làm mọi người sao nhãng việc xây dựng một bách khoa toàn thư tốt, và không vui. Tò tò theo sau người bạn không thích khắp Wiktionary đôi khi được cho là phá hoại, và có thể gây hại. Nếu bạn không ưa ai đó, hãy cố thân thiện hơn. Nếu việc đó không giúp cải thiện tình hình, tốt nhất là tránh họ ra.
- Dù việc sửa đổi mục từ là điều được chấp nhận và được khuyến khích, sửa lời nói đã ký tên của thành viên khác ở trang thảo luận là không được chấp nhận, vì nó có thể làm thay đổi ý nghĩa của lời thảo luận gốc và làm sai ý tưởng của người viết. Tránh sửa thảo luận của thành viên khác nếu không cần thiết.