Có rất nhiều thư của đọc giả gửi tới qua Email: tgcvietnam@gmail.com của tôi, trao đổi với tôi về khái niệm chủ nghĩa xã hội là gì, tôi xin được tóm gọn như sau: Trước tiên chúng ta sẽ xét tới hai khái niệm “Chủ nghĩa” và “ Xã hội”. Khái niệm “Chủ nghĩa” là sự thống nhất của tất cả các khái niệm như: bình đẳng, công bằng, dân chủ, độc lập, tự do,... nó mang đầy đủ các tính chất: minh bạch, công khai, nghiêm túc,… Còn khái niệm “Xã hội” là chỉ về toàn bộ xã hội, nó không có sự phân biệt về một xã hội nào và nơi nào muốn nói lên xã hội của mình thì thường dùng sự kết hợp giữa địa danh và khái niệm xã hội này, ví như Xã hội Việt Nam, Xã hội Mỹ,.v.v… Sự kết hợp của hai khái niệm nói trên chỉ về một chế độ xã hội hoàn thiện. Do vậy, tất cả những gì tốt đẹp nhất trong xã hội thì là chủ nghĩa xã hội. Ở đây, chúng ta phải hiểu rõ về việc như thế nào là tốt đẹp nhất, cần phân tích thật kỹ dựa trên nguyên tắc vững chắc là nó luôn luôn mang lại cái chung nhất cho mọi người, cũng như nó luôn vì xã hội(hay nó luôn mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội) thì đó mới là tốt đẹp nhất. Đối với đảng cộng sản, chủ nghĩa xã hội là một xã hội văn minh, hiện đại và thịnh vượng. Như vậy, đảng phải biết cách lãnh đạo xã hội để có được xã hội như đã nêu. Từ một người đảng viên cho tới những người lãnh đạo cao nhất của đảng, phải làm sao nói nhân dân nghe, làm nhân dân theo. Đối với nhà nước, chủ nghĩa xã hội là một xã hội mà trong đó nó đảm bảo tốt nhất quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân sống trong đó. Như vậy, nhà nước phải làm sao có khả năng quản lý tốt nhất xã hội. Nhà nước chỉ có vai trò duy nhất là quản lý, hoàn toàn không phải nhà nước lại có khả năng làm tất cả. Đối với nhân dân, chủ nghĩa xã hội là một xã hội bình đẳng, công bằng và dân chủ. Như vậy, mỗi người dân trong xã hội (không kể bất cứ ai), với vai trò làm chủ của mình phải luôn đòi hỏi và biết cách đòi hỏi những người lãnh đạo và quản lý xã hội của mình phải đảm bảo tốt nhất những điều như đã nêu. Như hiện nay là một một sự ngớ ngẩn của những người có khả năng tổ chức xã hội, đồng thời những người nghiên cứu khoa học về xã hội(những nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế - chính trị) cũng không tránh khỏi việc mắc phải căn bệnh xã hội này. Ví dụ như: không hề phân biệt được rõ vai trò, nhiệm vụ của người nào, lại đi trộn lẫn tất cả lại với nhau. Vì lý do, Nhân dân(Quốc Hội) - Đảng - Nhà Nước cũng giống như cái thế của cái kiềng ba chân, như vậy nó mới đỡ được xã hội(quả đất, trái đất) vững chắc, còn trộn lẫn, xáo trộn tất cả thì hoàn toàn không thể. Với thực tế xã hội loạn bậy, tương lai đang tiến dần tới ngày bị hủy diệt là minh chứng sát thực nhất; người chủ là nhân dân lại không hề có quyền lợi cũng như trách nhiệm gì đầy đủ, đúng với ý nghĩa của người làm chủ xã hội; chỉ cần đi chú trọng vào phát triển tri thức, tất yếu và tự nhiên sẽ có được sự phát triển về tất cả mọi mặt, thay vì như vậy lại đi chú trọng vào phát triển kinh tế, tạo thêm ngày càng nhiều mâu thuẫn xã hội và, thực tế cũng không phân định rõ được ai là người chịu trách nhiệm này;.v.v… tất cả là một sự ngớ ngẩn thật sự. Trong xã hội phong kiến, vua muốn bề tôi (dân) phải chết, bề tôi không thể không chết, còn trong xã hội tư bản, đồng tiền muốn con người ta phải chết, không ai không thể không chết, và trong xã hội chủ nghĩa, nhân dân muốn bất cứ người nào phải chết, người đó không thể không chết. Mạnh Cường.