Vấn đề bản quyền sửa

Chào bạn. Các mục từ mà bạn đã đóng góp có phần tiếng Anh nhìn giống tự điển "Dr. Eye" quá. Xin cẩn thận khi chép nội dung từ một website hay cuôn sách khác; nhiều khi nó dưới bản quyền không cho phép sao chép. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:39, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

xin chào ,tôi đã kiểm tra phần dịch từ tiếng trung sang anh , đúng là trang web tôi sử dụng trích từ dr eyes, mong các bạn tham gia giúp đỡ thêm từ vựng tiếng anh trong những từ điển tiếng trung của chúng ta vì tôi thực sự không giỏi tiếng anh .

      Letrungkien vn 10:14, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tại vì Dr. Eyes dưới bản quyền, chúng ta không có thể sử dụng nội dung của nó. Nếu không có thể dịch ra tiếng Việt ngay thì nên đừng bỏ nội dung tiếng Anh vào đây. Thực sự nếu một người muốn biết cách dịch tiếng Trung ra tiếng Anh thì có thể tra cứu Wiktionary tiếng Anh, họ đã có phần tiếng Trung đầy đủ. Để tránh vụ vi phạm bản quyền, có lẽ tôi phải làm Tildebot xóa những phần tiếng Anh chưa được dịch. Xin lỗi. Từ nay, nếu muốn tạo ra mục từ tiếng Trung ở đây, hãy tham khảo Wiktionary tiếng Anh, Wiktionary tiếng Trung, hay CEDICT, tại vì ba website đó cho phép sao chép nội dung. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 23:33, ngày 19 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin cẩn thận sửa

Xin bạn cẩn thận khi viết những mục từ chữ Hán. Nhiều khi bạn đã không dùng thẻ {{-translit-}} đằng trước phần chuyển tự và {{-cmn-}} ở những mục từ tiếng Quan Thoại. Ngoài ra, các mục từ chữ Hán nên bắt đầu với {{-Hani-}}, {{-Hant-}} (phồn thể), hay {{-Hans-}} (giản thể). Hãy dùng {{-Hani-}} hễ không biết loại nào. Vì bạn không sử dụng các thẻ này mỗi lần tạo ra mục từ chữ Hán, rất khó đếm bao nhiêu mục từ chữ Hán hay bao nhiêu mục từ tiếng Quan Thoại đã có. Một vấn đề nữa là bạn nhiều khi quên đổi {{-noun-}} thành {{-verb-}}[[Thể loại:Danh từ tiếng Quan Thoại]] thành [[Thể loại:Động từ tiếng Quan Thoại]] khi viết về một động từ. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:50, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

ok .. tôi sẽ lưu ý hơn vấn đề này,

Cám ơn sửa

Chào bạn,

Rất cám ơn bạn đã đóng góp rất nhiều mục từ tiếng Hán. Hiện tại bạn cứ để tôi giúp sửa lại (ví dụ xếp -cmn-) vì bạn vẫn chưa quen mà.

Bạn cứ viết mục từ mới đi nhé. Khi nào rảnh tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về cấu trúc một mục từ tiếng Hán ở đây.

Một lần nữa cám ơn và mong bạn tiếp tục đóng góp cho phần tiếng Hán của từ điển này thực sự hữu ích.

222.252.120.8 02:37, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời


xin chào sửa

cám ơn bạn về sự giúp đỡ, mình thực sự vẫn chưa quen với cấu trúc của mục từ , thành ra thường copy các dòng lệnh rồi paste vào nên nhiều lúc nhầm lẫn ... mong bạn chỉ dẫn nhiều hơn

Hình:龘.JPG sửa

Bạn có phải là tác giả của hình Hình:龘.JPG không? Nếu phải thì xin nói vậy ở trang này và cho phép sử dụng hình dưới một giấy phép thích hợp, như là {{GFDL}}. Cám ơn nhiều. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 03:59, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

mình là người chụp chữ 龘 trên máy vi tính , bạn cứ yên tâm về vấn đề bản quyền

Hướng dẫn về cấu trúc một mục từ ghép tiếng Quang Thoại sửa

Chào bạn,

Tôi bắt đầu giới thiệu với bạn hướng dẫn về viết mục từ ghép tiếng Quan Thoại. Đây là phần hướng dẫn đơn giản (sau phần này tôi sẽ hướng dẫn cấu trúc mục từ chữ Hán).

Phần bắt đầu sửa

Từ ghép tiếng Quan Thoại bắt đầu với mã:

{{-cmn-}}

Đây là tiêu bản để giúp lúc hiện ra trên bài dòng chữ to có nền màu vàng "Tiếng Quan Thoại".

(Nếu là mục từ tiếng Anh, thì thay vào đó dùng, {{-eng-}}, tiếng Việt dùng {{-vie-}})

Phần hình ảnh (bạn có thể bỏ qua, vì bạn ít dùng) sửa

Tiếp theo, nếu có hình ảnh minh họa ngữ nghĩa (không phải minh họa thư pháp) thì thêm ngay bên dưới dòng:

[[Hình:TênHình|nhỏ|GiảiThích]]

(Các hình ảnh có thể dùng ngay từ kho hình ảnh tự do ở commons:, không cần phải truyền lên. Chi tiết về cách dùng hình ảnh có tại Trợ giúp:Hình ảnh).

Phần Bính âm sửa

Tiếp theo, để đưa phần Bính âm vào, bạn thêm các mã:

{{-translit-}}
* {{Latn}}:
** [[Wiktionary:Bính âm|Bính âm]]: BínhÂm

Phần Ngữ nghĩa sửa

Nếu mục từ này có các nghĩa phân loại thành Danh từ, Động từ, Tính từ, Phó từ, ... bạn sẽ cho các ngữ nghĩa vào các phần tương ứng.

Ví dụ, nếu nó là một danh từ, bạn viết đoạn mã:

{{-noun-}}
'''TênMụcTừ'''
# NghĩaThứNhất
#:VíDụChoNghĩaThứNhấtNếuCó
# NghĩaThứHaiNếuCó
#:VíDụChoNghĩaThứHaiNếuCó

Với động từ thay {{-noun-}} bằng {{-verb-}}, với tính từ, dùng {{-adj-}}, với phó từ, dùng {{-adv-}}, ...

Ứng với mỗi mục nội dung nằm dưới {{-noun-}} (hay {{-verb-}}, {{-adj-}}, ...) ngoài việc giải thích ngữ nghĩa (và cho ví dụ nếu có) bạn còn có thể cho thêm các thông tin dịch thuật ngay bên dưới.

{{-trans-}}
{{đầu}}
* {{eng}}: [[TiếngAnh]]
{{giữa}}
{{cuối}}

Phần kết thúc sửa

Nếu mục từ này có các nghĩa phân loại thành Danh từ, Động từ, Tính từ, Phó từ, ... bạn xếp mục từ vào các thể loại tương ứng.

Ví dụ, nếu mục từ là danh từ:

[[Thể loại:Danh từ tiếng Quan Thoại]]

Nếu nó đồng thời cũng là động từ, bạn thêm:

[[Thể loại:Động từ tiếng Quan Thoại]]

Bạn cũng có thể liên kết sang mục từ này ở phiên bản Wiktionary tiếng Anh, bằng cách thêm mã:

[[en:TênMụcTừ]]

Nếu muốn thêm liên kết sang phiên bản Wiktionary tiếng Pháp, thêm

[[fr:TênMụcTừ]]

Tương tự, sang Wiktionary tiếng Hán:

[[zh:TênMụcTừ]]

...

Chú ý là thông thường chỉ cần thêm liên kết sang bản tiếng Anh là đủ (nếu mục từ này tồn tại ở bên bản tiếng Anh). Các thành viên robot sẽ tự động thêm các liên kết sang các phiên bản tiếng khác cho bạn, bạn không phải lo về chuyện này nữa.

Dặn dò cuối sửa

Trong khi giải nghĩa từ vựng, bạn nhớ đặt liên kết nội tuyến (internal link) sang các mục từ khác đã có trong Wikitionary). Ví dụ, thay vì viết:

#Phụ âm đầu lưỡi, âm tạo ra khi dùng đầu lưỡi chặt vòm miệng.

thì bạn nên viết:

#[[phụ âm|Phụ âm]] đầu [[lưỡi]], âm tạo ra khi dùng đầu lưỡi chặt [[vòm miệng]].

Các dấu [[ và ]] thêm vào để tạo ra liên kết đến mục từ nằm giữa hai dấu này. Như trong đoạn trên, người đọc có thể bấm vào chữ "Phụ âm" và đến được mục từ "phụ âm"; bấm vào chữ "lưỡi" và đến được mục từ "lưỡi", ...

Đây mới chỉ là hướng dẫn khởi đầu, tương đối đơn giản. Khi bạn đã thành thạo hơn, tôi sẽ hướng dẫn thêm. Nếu bạn có câu hỏi gì cứ nêu ra ở đây nhé.

Mời bạn xem thêm mã nguồn của các mục từ mà tôi đã sửa chữa, như 舌尖音.

Hướng dẫn nâng cao thêm một chút sửa

Nâng cao thêm một chút:

Thêm thông tin chữ Hán (giản thể phồn thể) sửa

Nếu bạn muốn thêm các thông tin liên quan đến cách viết chữ Hán. Chúng ta thêm một mục "chữ Hán" bên trên phần "tiếng Quan Thoại".

Phần chữ Hán này chỉ giải thích các thông tin liên quan đến cách viết chữ Hán; và nó đúng trong mọi ngôn ngữ (tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, ...), do đó nó đứng thành mục riêng và ngay đầu tiên.

Để mở đầu mục này cho chữ Hán giản thể bạn viết mã:

{{-Hans-}}

Nếu đây là chữ Hán phồn thể bạn viết mã:

{{-Hant-}}

Nếu đây là chữ Hán mà chưa biết là phồn thể hay giản thể bạn viết mã:

{{-Hani-}}

Chú ý chỉ chọn 1 trong 3 loại trên để mở đầu mục này. Bên dưới, bạn có thể thêm thông tin liên quan đến cách viết chữ này.

Chẳng hạn, nếu đây là chữ Hán giản thể, và có cách viết phồn thể tương đương là X, bạn thêm mã:

*{{zho-s|X}}

Các thông tin khác có thể thêm vào tôi sẽ trình bày trong dịp gần đây.

Thêm thông tin từ đồng nghĩa, phản nghĩa sửa

Nếu, trong một ngữ nghĩa nào đó, có mục từ khác đồng nghĩa với mục từ này, bạn thêm ngay bên dưới phần giải thích ngữ nghĩa (và bên trên phần "Dịch") đoạn mã:

{{-syn-}}
*[[TừĐồngNghĩa1]]
*[[TừĐồngNghĩa2]]
...

Dặn dò cuối sửa

Mời bạn xem thêm ví dụ 继室. Bạn cũng có thể học các cách sửa chữa ở đây bằng cách ấn vào liên kết "Thay đổi gần đây" và ấn vào nút "(khác)" nằm cạnh mỗi sửa đổi của tôi, để so sánh phiên bản trước và sau khi sửa. Ví dụ như tại mục từ này.