Tiếng Việt sửa

Cách phát âm sửa

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
za̰ːʔ˨˩ja̰ː˨˨jaː˨˩˨
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ɟaː˨˨ɟa̰ː˨˨

Phiên âm Hán–Việt sửa

Chữ Nôm sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Từ tương tự sửa

Danh từ sửa

dạ

  1. (Dùng hạn chế trong một số tổ hợp) . Bụng con người, về mặt chức năng làm nơi chứa và làm tiêu hoá thức ăn, hoặc chứa thai.
    No dạ.
    Người yếu dạ.
    Bụng mang dạ chửa.
  2. Bụng con người, coibiểu tượng của khả năng nhận thứcghi nhớ.
    Sáng dạ.
    Ghi vào trong dạ.
  3. Bụng con người, coibiểu tượng của tình cảm, thái độ chủ đạo và kín đáo đối với người, với việc.
    Mặt người dạ thú.
    Thay lòng đổi dạ.
    Thuyền ơi, có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (ca dao).
  4. Hàng dệt dày bằng lông cừu, có thể pha thêm loại sợi khác, trên mặttuyết.
    Quần áo dạ.
    Chăn dạ.
  5. Tiếng dùng để đáp lại lời gọi hoặc để mở đầu câu nói một cách lễ phép, thường là một lời chào.
    (- Nam ơi! ) - Dạ!
    Dạ, thưa bác, mẹ cháu đi vắng.
  6. (Ph.) . Vâng.
    (- Con ở nhà nhé! ) - Dạ.

Động từ sửa

dạ

  1. Đáp lại lời gọi bằng tiếng "dạ".
    Dạ một tiếng thật dài.
    Gọi dạ, bảo vâng.

Dịch sửa

Tham khảo sửa