Wiktionary:Câu thường hỏi

Câu thường hỏi

Chắc hẳn bạn đã tình cờ đến với Wiktionary Tiếng Việt này, bạn muốn biết về Wiktionary không? Ở dưới có vài câu thường hỏi cùng các câu trả lời về những điều cơ bản của dự án này. Nếu đây là lần đầu bạn đến với Wiktionary, xin mời đọc trang chào mừng người mới đến trước tiên.

Về từ điển

Từ điển mở "trực tuyến" là gì?

Từ điển bằng giấy thì bạn có thể đã biết rồi, đó là những tập từ điển bách khoa nổi tiếng thế giới như Britannica toàn bộ gồm cả hơn 30 cuốn sách dầy cộm. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay, chúng ta có thể tiếp cận với nguồn kiến thức bách khoa bằng nhiều cách. Đặc biệt là thông qua đường truyền Internet, chỉ cần một vài lệnh gõ tìm mục từ... và thế là cả một kho tàng tri thức khổng lồ được dọn ra phục vụ các bạn!

Cũng cần phải nhắc lại,

Imagine a world in which every person has free access to the sum of all human knowledge. That's what we're doing. - Hãy mường tượng khi tất cả mọi người trên thế giới được tự do tiếp cận với nguồn trí tuệ của toàn nhân loại. Đó là điều mà chúng tôi đang nhắm tới.

"Wiktionary Tiếng Việt" là gì?

Wiktionary Tiếng Việt được bắt đầu vào khoảng tháng 10 năm 2003. Tới nay đã được 283.779 mục từ. Đây là một con số khá khiêm nhường. Nhưng chúng ta có thể lạc quan về triển vọng phát triển của nó. Mỗi một thành viên tham gia sẽ là một nguồn năng lượng rất lớn cho sự trưởng thành của Wiktionary Tiếng Việt của chúng ta.

Về phương diện quản lí, Wiktionary Tiếng Việt được sự điều phối bởi Wikimedia Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động theo luật của tiểu bang Florida, Hoa Kì. Nguồn ngân sách phần lớn là do tài trợ và sự đóng góp của cộng đồng người sử dụng.

Về cách sử dụng từ điển

Làm sao tra từ điển này?

Hãy gõ từ vào hộp (ở phía trên bên phải trang web) có nút tìm kiếm hình chiếc kính lúp để tìm mục từ. Chỉ cần nhập nội dung cần tìm vào hộp tìm kiếm rồi nhấn nút. Bạn sẽ thấy một danh sách các trang có liên quan chứa văn bản gần nhất với nội dung tìm kiếm bạn nhập.

Về cách đóng góp vào dự án

Làm sao để tạo mục từ mới?

Bạn xem hướng dẫn chi tiết tại Trợ giúp:Viết trang mới.

Có nơi nào trên Wiktionary dùng để thông báo hành vi phá hoại không, và nếu có, chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn?

Mọi phiên bản của bài viết đều được giữ trong lịch sử và có thể được nhanh chóng hồi phục khi sửa đổi "phá hoại" được phát hiện trong công cụ “Thay đổi gần đây”. Không phải mọi sửa đổi có vẻ "phá hoại" đều không có ích cho cộng đồng, đôi khi chúng có đóng góp nhất định.

Nếu hành vi phá hoại đó là rõ ràng, tất cả mọi người đều có thể đơn giản lùi lại sửa đổi đó bằng cách truy cập lịch sử trang, bấm vào phiên bản ngay trước khi bị phá hoại và lưu lại bản sửa đó. Nếu bạn cho rằng cần áp dụng các lệnh cấm hoặc các phương pháp ngăn chặn khác, bạn có thể thông báo cho các bảo quản viên trên trang thảo luận của họ hoặc qua trang Wiktionary:Bàn giúp đỡ.

Về độ ổn định

Nếu ai cũng có thể sửa đổi được thì có vấn đề gì không?

Đây là một vấn đề mà hầu như bất cứ ai cũng đặt ra với Wiktionary Tiếng Việt. Nhưng các bạn cứ yên tâm. Sự vận hành của vũ trụ cũng thế, không bao giờ có “ác” hành sự mà thiếu đi sự tu chính của “thiện” để đạt tới một tầm “trung dung”. Phương châm “cởi mở” của Wiktionary như là một cơ hội để sự vận hành tất yếu đó được thực thi bởi chính những “chủ thể” của nó, tức các thành viên tham gia, giúp Wiktionary ngày càng thăng tiến và phát triển hơn.

Tuy nhiên, Wiktionary cũng có những biện pháp phòng thủ với những vấn đề. Những phương pháp ứng phó với những trận bút chiến do ý kiến của mỗi người viết khác nhau về chính kiến, tôn giáo... hoặc đối với những vấn đề vi phạm quyền tác giả... là Wiktionary Tiếng Việt sẽ tạm hạn chế hoăc tạm khoá trang trong một thời gian nhất định. Sau khi các thành viên tham gia thảo luận để đi đến một giải pháp tối ưu, trang lại tiếp tục trở lại trạng thái tự do ban đầu vốn có của nó.

Một mục từ, nếu người khác sửa ngược lại ý người trước đó thì sao?

Một mục từ nếu muốn tồn tại lâu dài trong Wiktionary, nơi ai cũng có quyền sửa đổi, hiển nhiên sẽ phải đạt đến sự đồng thuận của đa số thành viên. Chúng ta có thể tìm kiếm đồng thuận thông qua thảo luận.

Nếu có phá hoại thì công của chúng ta đổ sông đổ biển?

Không, phiên bản bị phá hoại hay chưa hoàn thiện đủ mức có xu hướng tồn tại ngắn ngủi do có thể được nhanh chóng lùi lại khi sửa đổi "phá hoại" được phát hiện.

Về bản quyền

Tôi có thể sử dụng nội dung của Wiktionary cho trang web riêng của mình, cho mục đích thương mại không?

Wiktionary, giống như dự án chị em của nó là Wikipedia, sử dụng giấy phép Creative Commons Ghi công/Chia sẻ tương tự (CC-BY-SA), một hệ thống giấy phép "copyleft" cho phép sử dụng lại nội dung của nó cho cả mục đích tự do và thương mại, miễn là giữ nguyên được sự "tự do" của tác phẩm, tức là người khác được tự do sử dụng lại và có ghi công người viết (thường qua việc cung cấp một liên kết trở lại bài viết gốc của Wiktionary trên trang web của bạn). Xem Wiktionary:Quyền tác giả để biết các quy định chính thức được áp dụng cho Wiktionary. Creative Commons có toàn văn giấy phép CC-BY-SA.

"Ai cũng có thể sửa đổi được" và "Tự do sử dụng" Từ điển bách khoa?

Một đặc điểm lớn nhất của Wiktionary là ai cũng có thể tham gia sửa đổi nội dung của từ điển. Nếu bạn thấy mục từ có một vài điều không ổn, hoặc chưa hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức hay bất cứ một chi tiết nào mà quý vị cảm thấy cần sửa đổi cho tốt hơn, Wiktionary Tiếng Việt hoàn toàn hoan nghênh sự tham gia của quý vị.

Hơn nữa, với một nguyên tắc tối thiểu cần tuân theo, người sử dụng có thể tự do sử dụng tất cả nguồn thông tin tại Wiktionary Tiếng Việt này. Vì thế, từ "Mở" trong "Từ điển mở" không chỉ có nghĩa là "miễn phí" không thôi, mà ý nghĩa "Tự Do" được đặt trọng tâm hơn.

Tôi có thể đặt câu hỏi ở đâu?

Thắc mắc của tôi chưa được giải đáp ở trang này. Vậy tôi có thể đặt câu hỏi ở đâu?

Nếu bạn có câu hỏi về cách thức hoạt động của Wiktionary, hãy thử ghé qua trang thảo luận chung. Nếu bạn muốn hỏi về một vấn đề cụ thể, hãy xem bàn giúp đỡ của chúng tôi.

Xem thêm

Còn thắc mắc? Mời vào: