Thảo luận:thứ nguyên

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Cumeo89

Tôi nghĩ nên để thứ nguyên, không nên chuyển sang số chiều. Vì trong toán học thứ nguyên vẫn được dùng nhiều hơn là số chiều. Số chiều hay là chiều theo thiển ý của tôi, là từ mới được dùng gần đây, khi dịch chữ dimension của tiếng Anh trong bộ môn đồ họa điện toán (computer graphics) sang tiếng Việt. Vì trong đồ họa, để biểu diễn tọa độ trong không gian thường dùng bộ 3 số thực và nếu tưởng tượng không gian là một khối lập phương thì ta sẽ có 3 chiều: chiều rộng, chiều cao và chiều sâu. Vì thế trong đồ họa điện toán thì dimension thường là một số nguyên nên dịch dimension là số chiều cũng không hẳn là sai. Thế nhưng, trong toán học, có những vấn đề, bài toán mà dimension của nó không phải là một số nguyên (Chẳng hạn như đường cong Coch là một ví dụ, thứ nguyên của nó chẳng phải là một số nguyên.) thì ta không thể dùng số chiều để chỉ dimension của nó được mà phải dùng là thứ nguyên, ta có thể nói thứ nguyên của bài toán là chứ không thể nói bài toán có chiều. Vì thế tôi nghĩ trong toán học cũng nên dùng là thứ nguyên để chỉ dimension thì đúng hơn. Manhtai (thảo luận) 23:04, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)Mạnh TàiTrả lời

Trong ngành phân dạng học (hay phân hình học hay hình học phân hình) thì có thể dùng "thứ nguyên" - tuy nhiên tôi không có sách tiếng Việt về môn này trong tay để kiểm chứng , và tôi cũng không thấy có vấn đề gì với những vật thể 1/2 chiều. Nếu nói đường cong Koch có 1,26 chiều thì hoàn toàn bình thường, thậm thấy tự nhiên hơn là 1,26 thứ nguyên đối với tôi. Chữ thứ nguyên theo tôi thì do có chữ "nguyên" nên dễ cảm nhận là các "số nguyên" hơn. Trên Internet có những tài liệu nói về hình học phân hình sử dùng chữ "số chiều" ví dụ [1]. Tạp chí Tia sáng, thuộc Bộ khoa học và Công nghệ Việt Nam, một tạp chí được nhiều nhà khoa học Việt Nam đóng góp và đọc, cũng có bài viết sử dụng chữ "số chiều" khi nói chuyện về fractal [2]. Trong đại số tuyến tính, đang được giảng dạy năm đầu tại nhiều trường đại học về khoa học và kỹ thuật tại Việt Nam hiện nay thì người ta đang dùng chữ "chiều" và "số chiều". Ví dụ sách "Toán học cao cấp Tập 1 - Đại số và hình học" của Nguyễn Đình Trí chủ biên, NXB Giáo dục 2007 (tái bản lần thứ 11, phiên bản đầu từ những năm 1960) được dùng tại Đại học Bách khoa Hà Nội và một số trường đại học khác, dùng chiều và số chiều. Các sách giáo khoa hình học tại trường phổ thông ở Việt Nam cũng dùng từ chiều và số chiều và do đó số lượng người đã quen biết với khái niệm chiều trong toán học ở Việt Nam là rất lớn. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể cho biết tài liệu toán học tiếng Việt sử dụng từ "thứ nguyên". 203.160.1.45 (thảo luận) 13:07, ngày 7 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đang học đại học, trong sách toán (của thầy Trí & 1,2 quyển khác) chỉ dùng "số chiều" còn từ "thứ nguyên" gặp lần đầu trong sách vật lí đại cương. Cumeo89 (thảo luận) 15:25, ngày 8 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “thứ nguyên”.