Thảo luận:cám ơn

Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Hoàng Thị Huyền Nhung trong đề tài Cám Ơn là đúng

Ngày nay có rất nhiều người VIỆT không biết cách dùng từ đặc biệt với 2 từ "cám ơn" và "cảm ơn" thường bị sử dụng lẫn lộn mà không có sự phân biệt rõ ràng, nhiều người bị các nhà biên soạn từ điển TIẾNG VIỆT một cách cẩu thả và kém hiểu biết dẫn dụ nên cho rằng 2 từ trên là có ý nghĩa và cách dùng như nhau. Đây là 1 sai lầm rất lớn và đáng xấu hổ cho những người dân VIỆT vì nếu khi quan sát cách dùng từ của người VIỆT NAM như vậy những người nước ngoài sẽ đánh giá người VIỆT mà dốt TIẾNG VIỆT.

Để thấy rõ vấn đề này hãy phân tích 2 từ "cám ơn" và "cảm ơn" : trước hết hãy lưu ý về thanh âm của 2 từ này sẽ thấy thanh âm của từ "cám ơn" cao hơn thanh âm của từ "cảm ơn", điều đó cho thấy khi nói từ "cám ơn" người nói phải lên giọng. Khi muốn bày tỏ lòng biết ơn mà lại lên giọng với người làm ơn cho mình thì thể hiện sự xấc xược và kiêu ngạo, do đó một người VIỆT chuẩn mực sẽ không bao giờ làm như vậy. Xét ở khía cạnh từ ngữ thì sẽ thấy từ "cám" cho ta liên hệ đến các từ sau : cám dỗ, cám lợn; còn từ "cảm" cho ta liên hệ đến từ : cảm động. Do đó khi nói "cám ơn" người nói muốn biểu đạt thái độ mỉa mai đối với người đối thoại, vì khi xét trên thanh âm và ngữ nghĩa thì không thể hiện sự kính trọng cần có của người chịu ơn với người làm ơn.

Vậy muốn bày tỏ sự chân thành biết ơn phải nói "cảm ơn" vì khi nói như vậy sẽ khiến người nghe thấy rõ được sự cảm động trong cách thể hiện lòng biết ơn của người nói đối với mình.bàn luận không ký tên vừa rồi là của 27.70.55.178 (thảo luận • đóng góp)

Như vậy là sai rồi, Tiếng Việt là tiếng đa âm sắc, có đủ 6 âm sắc, nên mỗi từ có âm sắc khác nhau thì có nghĩa hoàn toàn khác nhau, cho nên không thể ghép âm sắc của một từ với thái độ của người nói. Nếu phân tích như bạn trên thì tôi lại thấy khác: từ "cám ơn" tôi lại thấy có âm thanh cao hơn, trong trẻo, thanh thoát và dễ nói hơn nhiều so với từ "cảm ơn" khó phát âm hơn (một số địa phương không thể phát âm từ "cảm" được mà chuyển thành "cãm" hoặc là "cạm"), nghe nó nặng trịch, gò bó, và theo bạn, người nghe sẽ có giác như người nói từ cảm ơn không thật lòng, bị gò bó, bị ép buộc? Hoặc lấy ví dụ với từ "bố", vậy đứa con nó gọi "bố ơi" đầy tình cảm, nhưng từ này âm tần rất cao đúng không? Theo lý luận của bạn thì đứa con này có xấc xược với bố nó không?

Còn từ "Cám ơn" có xuất phát từ "Cảm ơn", nhưng do cách phát âm khó hơn nên trong quá trình sử dụng bị chuyển dần thành "Cám ơn" trong văn nói, còn văn viết thì vẫn là "Cảm ơn".

Nói chung là "cám ơn" và "cảm ơn" đều mang nghĩa như nhau trong cuộc sống hiện đại ở Việt Nam và được chấp nhận rộng rãi. Các bạn không nên nghe theo những ý kiến hẹp hòi cho rằng từ này tốt hơn từ kia vì quan trọng là cách mình sử dụng, tông của giọng nói và có thật sự biết ơn người khác hay không. Ngoài ra cũng đừng ngồi tìm trên Internet, đọc vài bài rồi phán như đúng rồi. bàn luận không ký tên vừa rồi là của 183.80.112.217 (thảo luận • đóng góp)

Văn nói và văn viết

sửa

Trịnh Văn Quân- Field Operator nói, "cảm ơn" = "cám ơn" do thanh điệu của từng vùng hoặc do thói quen phát âm của từng người. Còn trong văn viết. "Cảm ơn" là đúng. "Cảm ơn" hiểu theo nghĩa "thô" nhất của từ này thì đó là "cảm động, cảm kích, cảm nhận..." trước cái "ơn" mà người khác, (vật thể khác, số trời...) đem lại cho mình. "Cám ơn" là sai. Trong Hán-Nôm hoặc tiếng Trung, từ "cám" có nghĩa khác. Tuy nhiên ở Việt Nam có tiền lệ: "Sai, nhưng dùng hoài thành đúng". Như từ "cám cảnh" chẳng hạn. Đúng ra phải là "cảm cảnh". Thế nên mới có chuyện "sáng đúng, chiều sai, sớm mai lại đúng". --Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 04:20, ngày 29 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Nói "cám ơn" không có ý gì là mỉa mai cả. Đó chỉ là thói quen phát âm sai thanh điệu chuẩn tiếng Việt ở một số vùng, miền. Còn "bới" thêm ra "cám lợn", "cám gà"... đều là suy diễn vô căn cứ. --Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận) 02:34, ngày 30 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Về mặt chữ Nôm thì có 2 âm: cảm, như "cảm động, cảm ơn" và cám, như "cám cảnh; cám dỗ", còn có 3 âm: cám, như "cám ơn"; cảm, như "cảm phiền, cảm ơn"; dám, như "chẳng dám nói, không dám" . Vậy nếu viết Nôm thì 感恩 và 敢恩 đều được phải không? Tranminh360 (thảo luận) 13:55, ngày 30 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tra thêm Tự điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính: 敢 là chữ Nôm được dùng theo lối giả tá (mượn âm chữ Hán làm âm chữ Nôm), đọc "cám" hay "cảm" đều có nghĩa là "cảm ơn"; còn có âm "dám", dùng theo lối mượn nghĩa chữ Hán nghĩa là "dám nghĩ, dám làm"; còn 感 là dùng nguyên văn chữ Hán và chỉ có âm là "cảm", không thấy có âm "cám". Tranminh360 (thảo luận) 14:09, ngày 30 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời
Còn "cám lợn", cám gà" thì chữ Nôm viết là 𥽇 hoặc 𥼲. Tranminh360 (thảo luận) 16:57, ngày 30 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Văn hóa phát triển, ngôn ngữ cũng phát triển theo, nếu cứ soi về lịch sự thì soi xa xa thành tiếng tàu hết các bạn ạ. Ngôn ngữ quyết định bởi số đông, các giáo sư tiến sĩ bảo đúng nhưng mà không ai dùng thì sẽ chỉ là đúng trong tủ kính.bàn luận không ký tên vừa rồi là của 58.187.219.27 (thảo luận • đóng góp)

"Tiếng Tàu" là cái gì vậy? Ở trên kia là chữ Nôm, là thứ chữ của người Việt chứ không phải của người Tàu. jan Win (thảo luận) 06:23, ngày 17 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cám Ơn là đúng

sửa

Theo ý mình, phải dùng là "cảm ơn" mới đúng. Còn "cám" thì phải là "cảm ân". Từ "cảm ơn" chỉ là ba rọi nửa nạc nửa mỡ, tiến hoá chưa hết. Lịch sử hàng ngàn năm, dân Hán luôn muốn đồng hoá ta, vì vậy dùng chữ Hán để viết tiếng nói ta. Nhưng tiếng nước ta là sinh ngữ vô cùng phong phú sống động, cái tử ngữ kia chẳng thể đáp ứng, và 1 điều quan trọng: mục đích đồng hoá. Vì vậy "cám" biến thành "cảm", và "ơn" -> "ân". (1 số ví dụ khác: bố -> phụ, cái -> thái (太), tết -> tiết, rết - yết, con ong -> ngô công v.v...). Dùng lâu thành quen, dần mất chữ gốc đi, lại tưởng là mình dùng từ Hán Việt, có gốc Hán của Tàu. Thực sự mình thấy, hầu như mọi người đều "cám ơn". Và chữ viết nên "Nói sao viết vậy" đi! Là sự trân trọng với chính mình, với tiếng mẹ đẻ, với tổ tiên và dân tộc. Thân ái (thảo luận) 18:00, ngày 20 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Xin hỏi bạn "tiếng mẹ đẻ", "tổ tiên", "dân tộc", "nước ta" và "dân Hán" là gì? Đây là Wiktionary tiếng Việt, dành cho tất cả những ai được coi là con người và biết tiếng Việt, chứ không phải dành cho riêng Việt Nam hay người Việt, nên "tổ tiên", "dân tộc"... không bao giờ được coi trọng trên đây, và do trang này không thuộc về bất kỳ quốc gia nào nên cũng không có cái gọi là "nước ta". jan Win (thảo luận) 00:03, ngày 22 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Theo tôi ở văn nói ta có thể dùng "cảm ơn" hoặc "cám ơn" còn trong văn viết nên dùng "cảm ơn" mới đúng với nội dung hàm ẩn của từ này. Hoàng Thị Huyền Nhung (thảo luận) 08:46, ngày 15 tháng 3 năm 2019 (UTC)Hoàng Thị Huyền NhungTrả lời

Quay lại trang “cám ơn”.