Tiếng Việt sửa

Cách phát âm sửa

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
kwən˧˧ tɨ̰˧˩˧kwəŋ˧˥˧˩˨wəŋ˧˧˨˩˦
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
kwən˧˥˧˩kwən˧˥˧ tɨ̰ʔ˧˩

Từ tương tự sửa

Từ nguyên sửa

Từ từ Hán-Việt 君子 (“con của chúa”), kết hợp giữa (quân, “chúa”) và (tử, “con”)

Danh từ sửa

quân tử

  1. (nghĩa cổ) Từngười phụ nữ xưa dùng để gọi người chồng hoặc người đàn ông được yêu mến.
    Trách người quân tử bạc tình. (ca dao)
    Thân em như quả mít trên cây,
    Da nó xù xì múi nó dày.
    Quân tử có yêu xin đóng cọc,
    Đừng mân mó nữa nhựa ra tay.
  2. Người có nhân cách cao thượng, phân biệt với tiểu nhân.
    Lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử.
    Nghĩa đen, “Dùng bụng của người thấp thế hơn để đo ngực của người cao thượng hơn.” / Dùng trí óc của người nhỏ mọn để đo trái tim của người rộng lượng; đánh giá người khác dùng bản thân làm tiêu chuẩn.
    Quân tử mười năm báo thù chưa muộn.
    Nghĩa đen, “Không bao giờ là quá muộn để người cao thượng trả thù.”
    Quân tử nhất ngôn.
    Nghĩa đen, “Người cao thượng chỉ nói một lần.” / Tôi hứa.
    Khổng tử nói: “Người quân tử hiểu rõ về nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về lợi.”
    Chú thích: Hiểu rõ nghĩa là thích nghĩa. Hiểu rõ lợi nên thích lợi. Có sách bàn thêm: Vì tiểu nhân hiểu rõ về lợi, thích lợi, cho nên người quân tử (trị dân) riêng về mình thì không nên nói về lợi, nhưng phải xét cái lợi của tiểu nhân (dân) mà làm lợi cho họ.
    Quí Khang tử hỏi Khổng tử về phép trị dân: “Giết kẻ vô đạo (độc ác) để cho kẻ khác thành hữu đạo (lương thiện) chăng? Khổng tử đáp: “Ông trị dân cần gì phải dùng biện pháp giết người? Ông muốn thiện thì dân sẽ hóa thiện. Đức hạnh của người quân tử (người trị dân) như gió, mà đức hạnh của tiểu nhân (dân) như cỏ. Gió thổi thì cỏ tất rạp xuống.”
    Khổng tử nói: “Người quân tử hoà hợp nhưng không a dua, kẻ tiểu nhân a dua mà không hoà hợp.”
  3. Người có tài đức trong xã hội phong kiến Trung Quốc.

Dịch sửa

Tham khảo sửa