Khác biệt giữa bản sửa đổi của “thừa phát lại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cumeo89 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
đây là từ điển, không phải WP
Dòng 1:
{{wiki hóa-vie-}}
{{-pron-}}
* [[Wiktionary:IPA|IPA]]: {{IPA|/{{VieIPA|t|h|ừ|a}} {{VieIPA|p|h|á|t}} {{VieIPA|l|ạ|i}}/}}
 
{{-see-}}
Chế định Thừa phát lại theo pháp luật Việt Nam
* {{like-entry|mõ toà|mõ toà}}
Trước Cách mạng tháng 8, ở nước ta đã tồn tại chế định Thừa phát lại. Tại phiên toà, Thừa phát lại có nhiệm vụ thông báo khai mạc và bế mạc phiên toà, gọi các đương sự, nhân chứng, thi hành lệnh giữ trật tự phiên toà. Ngoài phiên toà, Thừa phát lại tống đạt giấy tờ theo yêu cầu của Toà án, thi hành án văn có hiệu lực pháp luật, triệu tập đương sự, lập các văn bằng theo quy định của pháp luật.
 
{{-trans-}}
Tại Nghị định số 111/BTP ngày 2-2-1950 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã xác định: Thừa phát lại là những công lại được pháp luật giao cho việc làm các truyền phiếu, các việc về tư pháp, việc thi hành các bản án, công văn cùng là các công việc nội bộ trong Toà án. Sau cách mạng tháng 8 - 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, hệ thống cơ quan tư pháp mới được thiết lập trong cả nước. Trên cơ sở Sắc lệnh ngày 10-10-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những Bộ luật chung thống nhất cho toàn quốc, nếu những đạo luật ấy không trái với các nguyên tắc độc lập của nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà, chế định Thừa phát lại tiếp tục được duy trì. Tại Nghị định số 37 ngày 1-12-1945 về tổ chức Bộ Tư pháp, Phòng Giám đốc Hộ vụ được thành lập, trong đó có Ban công lại thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức Thừa phát lại. Cũng theo tinh thần của Sắc lệnh ngày 10-10-1945, những quy định về thủ tục thi hành án dân sự tiếp tục được áp dụng, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tư pháp trong những năm đầu của chính quyền cách mạng. Tuy nhiên, tổ chức Thừa phát lại - hình thức tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự đầu tiên của chế độ mới, không còn mang ý nghĩa là công cụ của chính quyền thực dân phong kiến như trước đây, mà trở thành công cụ đắc lực trong việc thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án nhân dân.
 
{{-ref-}}
Sắc lệnh số 13 ngày 24-1-1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà về tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho tổ chức thi hành án dân sự Việt Nam. Tại khoản 3 Điều 3 Sắc lệnh quy định: Ban Tư pháp xã có quyền thi hành những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên bao gồm các bản án, quyết định của Toà án.
{{R:FVDP}}
 
Như vậy, tổ chức thi hành án dân sự đã được hình thành ngay trong những năm đầu sau Cách mạng tháng 8 thành công và tồn tại dưới hai hình thức là Thừa phát lại và Ban Tư pháp xã. Tuy tồn tại hai lực lượng thi hành, nhưng việc thi hành án dù do Thừa phát lại hay Ban Tư pháp xã tiến hành đều thể hiện quyền lực Nhà nước và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
 
<!-- No category -->
'''Theo lộ trình, dự kiến lực lượng thừa phát lại tại TP.HCM như sau:'''''Chữ xiên''
 
- Tên gọi: Thừa phát lại (hay thừa hành viên) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm; được tổ chức thành Văn phòng Thừa phát lại (hay Thừa hành viên).
 
- Phạm vi hoạt động:
 
+ Tống đạt các quyết định, giấy tờ về thi hành án và tòa án.
 
+ Xác minh điều kiện thi hành án.
 
+ Lập các vi bằng để làm chứng cứ trong các hoạt động tư pháp (xét xử, thi hành án, công chứng...).
 
- Thủ tục hoạt động:
 
+ Thực hiện công việc theo ủy nhiệm của tòa án, cơ quan thi hành án và yêu cầu của đương sự; khi được yêu cầu, thừa phát lại không có quyền từ chối;
 
+ Khi thực hiện công việc, thừa phát lại độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
 
Nhằm khắc phục tình trạng các bản án bị tồn đọng, kéo dài quá thời hạn pháp luật quy định, người dân phải đi lại nhiều lần, nhiều vụ án được xử đi xử lại hay ra quyết định giải quyết nhưng người dân vẫn kháng cáo, khiếu nạị, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh".
 
Chế định TPL ra đời sẽ giúp giảm tải công việc cho cán bộ chấp hành viên- ảnh minh họa
 
Đề án này nhằm xác định sự cần thiết và tính hiệu quả của Thừa phát lại trong hoạt động tư pháp nói chung và thi hành án dân sự nói riêng, xác định khả năng áp dụng mô hình này trong toàn quốc.
 
Địa bàn thực hiện thí điểm Đề án này là thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thí điểm từ năm 2009-2012. Cụ thể, quý I-II năm 2009 sẽ hoàn chỉnh thể chế và tuyên truyền Thừa phát lại (TPL) và làm thủ tục tuyển chọn và bổ nhiệm TPL. Quý III năm 2009 sẽ bổ nhiệm TPL và thành lập từ 3-5 văn phòng TPL tại thành phố Hồ Chí Minh. Cuối năm 2012 sẽ tổng kết việc thực hiện thí điểm này, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện thí điểm, làm cơ sở cho việc triển khai tại các địa phương trong cả nước.
 
Giám đốc Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh Nguyễn Đức Chính cho biết chỉ cần TPL làm giúp các việc như tống đạt các quyết định, giấy tờ về thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án... thì cũng sẽ giảm tải khoảng 30% khối lượng công việc cho chấp hành viên để họ tập trung vào nghiệp vụ chuyên môn. (Theo SGGP)
 
Theo Đề án, Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm chức danh TPL. Người muốn được bổ nhiệm làm TPL phải là công dân Việt Nam, có sức khỏe, đạo đức tốt; có trình độ cử nhân luật; đã công tác trong ngành pháp luật trên 5 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên...; đã qua lớp tập huấn về nghề TPL do Bộ Tư pháp tổ chức và không được kiêm nhiệm các công việc khác.
 
TPL hành nghề thông qua văn phòng TPL. Văn phòng TPL do một TPL thành lập hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng TPL do hai TPL trở lên thành lập hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Trưởng văn phòng TPL phải là TPL. Văn phòng TPL hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
 
Muốn thành lập văn phòng TPL, ngoài những tiêu chuẩn về nhân sự, địa điểm thì bắt buộc người muốn mở văn phòng phải ký quỹ 100 triệu đồng hoặc có bảo hiểm nghề nghiệp.
 
Về chuyên môn, TPL được quyền xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự; tống đạt giấy tờ của Tòa án và của Cơ quan thi hành án dân sự cho đương sự; lập vi bằng có giá trị chứng cứ chứng minh trong xét xử và thực hiện các công việc khác theo quy định pháp luật.
 
Chế định TPL ra đời sẽ giảm sức ép về công việc lên các cán bộ tư pháp, nhất là những địa bàn thiếu cán bộ và nhất là giải quyết được nhiều công việc pháp lý quan trọng, giúp giải quyết tranh chấp, khiếu nại của nhân dân được nhanh chóng chính xác, giảm bớt được việc khiếu nại nhiều lần.