Tiếng Việt sửa

Cách phát âm sửa

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ʨɔ˧˧ʨɔ˧˥ʨɔ˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ʨɔ˧˥ʨɔ˧˥˧

Chữ Nôm sửa

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Động từ sửa

cho

  1. Chuyển cái sở hữu của mình sang người khác mà không đổi lấy gì cả.
    Anh cho em chiếc đồng hồ.
    Cho quà.
    Cho không, chứ không bán.
  2. Làm người khác có được, nhận được.
    Cho điểm.
    Cho thời gian để chuẩn bị.
    Lịch sử cho ta nhiều bài học quý.
    Cho mấy roi. (khẩu ngữ)
  3. Làm người khác có được điều kiện làm việc gì.
    Mẹ cho con bú.
    Chủ toạ cho nói.
    Cho tự do đi lại.
    Cho nghỉ phép.
    Cho vay tiền.
  4. Làm tạo ra ở khách thể một hoạt động nào đó.
    Công nhân cho máy chạy.
    Cho bò đi ăn.
    Cho người đi tìm.
  5. Làm khách thể chuyển đến một chỗ nào đó.
    Cho than vào lò.
    Hàng đã cho lên tàu.
    Cho thêm muối vào canh.
  6. (Thường dùng trước , rằng) Coi là, nghĩ rằng, một cách chủ quan.
    Đừng vội cho rằng việc ấy không ai biết.
    Ai cũng cho thế là phải.
    Tự cho mình có đủ khả năng.
    Cho là nó có tài, thì một mình cũng chẳng làm gì được. (khẩu ngữ)
  7. (Khẩu ngữ) (Dùng trong lời yêu cầu một cách lịch sự) Chuyển, đưa, bán cho (nói tắt).
    Anh cho tôi chiếc mũ để ở kia.
    Chị cho tôi một chục phong bì.

Đồng nghĩa sửa

Dịch sửa

chuyển cái sở hữu của mình sang người khác
làm người khác có được điều kiện làm việc gì

Giới từ sửa

cho

  1. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm đến hoặc đối tượng phục vụ của hoạt động, của cái vừa được nói đến.
    Gửi quà cho bạn.
    Mừng cho anh chị.
    Thư cho người yêu.
    Sách cho thiếu nhi.
  2. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng chịu tác động, chịu ảnh hưởng của tính chất, trạng thái vừa được nói đến.
    Bổ ích cho nhiều người.
    Có hại cho công việc.
    Không may cho anh ta.
  3. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu, mục đích, mức độ nhằm đạt tới của việc vừa được nói đến.
    học cho giỏi
    làm cố cho xong
    chờ cho mọi người đến đủ
    nói cho cùng
  4. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả tự nhiên của việc vừa được nói đến.
    Vì mây cho núi lên trời... (ca dao)
    Không biết, cho nên đã làm sai.
  5. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là hệ quả mà điều vừa nói đến có thể mang lại cho chủ thể.
    Ăn ở thế cho người ta ghét.
    Thà chẳng biết cho xong.
    Có khó khăn gì cho cam.
    Thà rằng thế cho nó đáng.

Dịch sửa

từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm đến
từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng chịu tác động
từ biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu

Phó từ sửa

cho

  1. Từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độcó thể như thế.
    Mặc cho mưa gió, vẫn cứ đi.
    Vở kịch không hay gì cho lắm.
    Biết bao giờ cho xong?
  2. Từ biểu thị ý nhấn mạnh về một tác động không hay phải chịu đựng.
    Người ta cười cho đấy.
    Bị đánh cho một trận.
  3. Từ biểu thị một đề nghị, một yêu cầu, với mong muốn có được sự đồng ý, sự thông cảm.
    Để tôi đi cho.
    Ông thông cảm cho.

Tham khảo sửa

Tiếng Gael Scotland sửa

Phó từ sửa

cho

  1. Đến như thế, dường ấy, đến như vậy.
    Tha i cho dalma. — Chị quá tự tin.

Tiếng Mường sửa

Giới từ sửa

cho

  1. cho.